Phân tích chi tiết đề thi tham khảo môn Hóa

Teen 99 và K13 xem ngay bài phân tích chuyên sâu môn Hóa dưới đây để nắm được cấu trúc, mức độ phân hóa của đề thi tham khảo 14/05 vừa qua nhé!

ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN HÓA XEM TẠI ĐÂY

I. Ma trận đề thi 

matranII. Phân tích chi tiết

a, Cấu trúc đề thi

  1. Tỉ lệ câu hỏi lý thuyết/câu hỏi tính toán = 21 câu / 19 câu.

Tỉ lệ câu hỏi nhớ-hiểu/vận dụng/vận dụng cao = 11 câu/ 10 câu/ 14 câu/5câu.

b, Nội dung đề thi

Gồm các nội dung thuộc chuyên đề:

1.Đại cương về kim loại

2.Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất

  1. Bài tập về sắt – một số kim loại nhóm B và hợp chất
  2. Tổng hợp hoá học vô cơ
  3. Este, lipit
  4. Amin, amino axit, protein
  5. Cacbonhidrat
  6. Polime, vật liệu polime
  7. Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học hữu cơ
  8. Hóa học với vấn đề phát triển kinh tế – xã hội – môi trường

Số lượng câu hỏi tập trung chủ yếu ở các phần kiến thức:

– Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất

Bài tập về sắt – một số kim loại nhóm B và hợp chất

– Tổng hợp kiến thức hóa vô cơ

– Amin, amino axit, protein

– Este, lipit

– Tổng hợp kiến thức hóa hữu cơ

Về sự phân bổ kiến thức theo lớp:

– Lớp 10: Chiếm 0%

– Lớp 11:  Chiếm 0 %

– Lớp 12: Chiếm 100 %

Về độ khó, dễ trong từng chuyên đề:

Các chuyên đề có câu hỏi cực khó:

+ Đại cương về kim loại (1 câu)

+ Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất (1 câu)

+ Tổng hợp kiến thức hóa vô cơ (1 câu)

+ Amin, amino axit, protein (1 câu)

+ Tổng hợp kiến thức hóa hữu cơ (1 câu)

– Các chuyên đề chỉ có câu hỏi dễ:

+  Cacbonhidrat.

+  Polime, vật liệu polime.

– Các chuyên đề chứa nhiều câu hỏi trung bình:

+ Tổng hợp hoá học vô cơ.

+ Tổng hợp hoá học hữu cơ.

c, Phân tích từng chuyên đề

1.Đại cương về kim loại

– Có 2 câu hỏi ứng với 0,5 điểm thuộc chuyên đề này.

– Có 2 câu bài tập tính toán.

– Các bài tập đều thuộc dạng bài điện phân dung dịch, trong đó có 1 câu thuộc mức độ cực khó.

2.Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất

– Có 6 câu hỏi ứng với 1,5 điểm thuộc chuyên đề này.

– Có 2 câu hỏi lý thuyết, 4 câu hỏi bài tập tính toán.

– Các câu hỏi lý thuyết khá đơn giản, các dạng bài tập thường rơi vào dạng bài về phản ứng của CO2 với OH hoặc muối cacbonat, trong đó có 1 câu thuộc mức độ cực khó.

  1. Bài tập về sắt – một số kim loại nhóm B và hợp chất

– Có 4 câu hỏi ứng với 1 điểm thuộc chuyên đề này.

– Có 2 câu hỏi lý thuyết, 2 câu hỏi bài tập tính toán.

– Các câu hỏi lý thuyết khá đơn giản, các dạng bài tập ở mức độ trung bình thường rơi vào dạng bài kim loại tác dụng với dung dịch axit hoặc dung dịch muối

  1. Tổng hợp hoá học vô cơ

– Có 9 câu hỏi ứng với 2,25 điểm thuộc chuyên đề này.

– Có 7 câu hỏi lý thuyết, 2 câu hỏi bài tập tính toán.

– Các câu hỏi lý thuyết ở chuyên đề này đòi hỏi học sinh phải hiểu bản chất vấn đề mới có thể làm được các câu hỏi dạng nhận biết-thông hiểu, trong câu hỏi bài tập tính toán có 1 câu hỏi ở mức độ cực khó.

  1. Este, lipit

– Có 5 câu hỏi ứng với 1,25 điểm thuộc chuyên đề này.

– Có 2 câu hỏi lý thuyết, 3 câu hỏi bài tập tính toán.

– Các câu hỏi lý thuyết khá đơn giản, bài tập tính toán thường rơi vào dạng thủy phân và đốt cháy este-lipit.

  1. Amin, amino axit, protein

– Có 5 câu hỏi ứng với 1,25 điểm thuộc chuyên đề này.

– Có 3 câu hỏi lý thuyết, 2 câu hỏi bài tập tính toán.

– Các câu hỏi lý thuyết khá đơn giản, trong câu hỏi bài tập tính toán có 1 câu thuộc mức độ cực khó rơi vào dạng bài biện luận công thức cấu tạo muối amoni.

  1. Cacbonhidrat

– Có 1 câu hỏi tính toán ứng với 0,25 điểm thuộc chuyên đề này.

– Câu hỏi tính toán thuộc dạng bài thủy phân cacbohidrat đơn giản nhưng gồm nhiều quá trình, dễ gây nhầm lẫn.

  1. Polime, vật liệu polime

– Có 1 câu hỏi lý thuyết ứng với 0,25 điểm thuộc chuyên đề này.

– Câu hỏi thuộc chuyên đề này khá đơn giản, học sinh chỉ cần học chắc kiến thức trong SGK là có thể làm tốt các câu hỏi thuộc phần kiến thức này.

  1. Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học hữu cơ

– Có 6 câu hỏi lý thuyết ứng với 1,5 điểm thuộc chuyên đề này.

– Trong 3 câu hỏi lý thuyết có 3 câu hỏi tính toán trong đó có 1 câu hỏi ở mức độ vận dụng cao, đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng phân tích đề bài, tư duy logic mới có thể làm được câu hỏi này.

  1. Hóa học với vấn đề phát triển kinh tế – xã hội – môi trường

– Có 1 câu hỏi lý thuyết ứng với 0,25 điểm thuộc chuyên đề này.

– Câu hỏi thuộc chuyên đề này khá đơn giản, học sinh chỉ cần học chắc kiến thức trong SGK là có thể làm tốt các câu hỏi thuộc phần kiến thức này.

dapanHoa

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!