Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm sản năm 2017 chỉ cao hơn 0,5 điểm so với năm 2016 nhưng cũng đủ khiến teen 2000 giật mình thon thót: chẳng biết số phận của mình sẽ “lạc trôi” về đâu.
1. Teen 99 “thở phào” nhẹ nhõm
Những năm trước đây, điểm sàn vào đại học được xác định theo từng khối thi, dao động từ 13 – 15 điểm. Năm 2016 vừa qua, điểm sàn cũng đã được tính chung cho các khối thi là 15 điểm. Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, năm 2017 là năm có điểm sàn cao nhất trong 14 năm với 15,5 điểm.
Với nhiều teen 99, sự chênh lệch 0,5 điểm này chẳng hề đáng lo ngại. Đặc biệt là trong một kỳ thi THPT quốc gia được đánh giá là “đề dễ”, “nhiều điểm cao” như năm nay, các bạn hoàn toàn có cơ hội cao trúng nguyện vọng của mình.
2. Teen 2000: Áp lực thi cử cận kề
-
Đề thi THPTQG 2018 không thể cứ tiếp tục dễ
Trong khi teen 99 đang “ăn mừng” một mùa thi thành công, thì teen 2000 lại phải đối mặt với áp lực từ kỳ thi THPTQG 2018 sắp tới. Với teen 2000, độ “dễ thở” của đề thi THPTQG 2017 vừa qua là một dấu hiệu “chẳng lành”: rất có thể năm 2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ra đề “khó nhằn” hơn, phân loại học sinh “khắt khe” hơn. Khi đó, con đường vào được trường đại học mơ ước của teen 2K sẽ chẳng hề dễ dàng.
-
Phải làm quen với rất nhiều thay đổi
Kỳ thi THPTQG 2018 tới đây, teen 2000 sẽ phải chuẩn bị lượng kiến thức gấp đôi do kỳ thi sẽ bao phủ kiến thức cả lớp 11 lẫn lớp 12 chứ không chỉ gói gọn trong kiến thức lớp 12 như teen 99. Tính ra, chỉ trong một năm học, teen 2000 vừa phải ôn luyện lại toàn bộ kiến thức lớp 11, vừa phải hoàn thành sớm kiến thức lớp 12, lại vừa phải dành thời gian luyện thành thục hàng trăm đề thi. Nếu không ôn luyện từ sớm, teen 2K sẽ không thể nào có được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.
Thêm vào đó, theo dự tính của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi THPTQG 2018 sẽ được diễn ra trên máy tính thay vì trên giấy thi truyền thống. Theo đó, nếu ngay từ khi học ôn bình thường đã không thực hiện trên máy tính, thì khi bước vào kỳ thi, teen 2K sẽ rất lúng túng khi làm bài.
-
Điểm sàn do các trường quyết định
Phỏng vấn trên báo điện tử Nhân dân ngày 24/06 vừa qua, bà Nguyễn Thị Kim Phụng (Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học – Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: “Khi đã cung cấp tất cả các điều kiện để sinh viên và xã hội lựa chọn rồi, thì Bộ không cần quy định mức bảo đảm chất lượng nữa mà trao quyền đó cho từng trường”. Theo đó, từ năm 2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ không đưa ra điểm sàn nữa, thay vào đó, các trường đại học sẽ tự xác định ngưỡng điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển.
Trước tình hình đó, để bảo đảm chất lượng thí sinh dự tuyển, chắc chắn sẽ có những trường đại học lấy điểm sàn cao hơn điểm sàn trung bình các năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo dự đoán, rất có thể đó sẽ là những trường thuộc TOP đầu như Y, Dược, Bách Khoa… Do đó, nếu không nỗ lực học tập ngay từ thời điểm này, sẽ rất khó để các teen 2K có thể bước tới cánh cổng đại học mơ ước.