Teen khá giỏi: Đừng trượt Đại học trong mơ “chỉ vì cái thái độ”

 

Gửi những học sinh khá giỏi: Có tới 4 thái độ sai lầm có thể khiến các bạn ngậm ngùi nói lời chia tay với ngôi trường mơ ước.

Xem thêm:

vi-sao-nen-can-nhac-viec-chay-so-hoc-them-trong-he-nay

Thái độ 1: Tự tin quá đà

Bạn học rất ổn khi học lớp 11, đây là một tin đáng mừng. Tuy nhiên nếu bạn nghĩ “Mình giỏi rồi, không cần phải học cật lực làm gì, cứ chơi tí đã” thì đây lại là tín hiệu bạn đang ảo tưởng sức mạnh.

Học tốt chương trình lớp 11 không đồng nghĩa với việc bạn chắc chắn học giỏi ở lớp 12. Kiến thức lớp 11 đơn giản là bệ phóng để bạn tiếp thu tốt hơn và nhanh hơn ở lớp 12.

Không có sự đầu tư thời gian, công sức học tập, bạn hoàn toàn có thể “tiến bộ giật lùi” trong năm cuối cấp, nhất là khi so sánh với các bạn cùng lớp đã có bước sớm chuẩn bị kiến thức ngay từ hè.

Bên cạnh đó, kì thi năm 2018 có nhiều thay đổi ví dụ như đề thi bao gồm cả kiến thức lớp 11 và lớp 12. Khi đó bạn hoàn toàn có thể gặp khủng hoảng khi vừa ôn lại kiến thức cũ vừa tiếp thu kiến thức mới vì chương trình 12 có rất nhiều dạng bài khó, bài nâng cao.

Thái độ 2: Đặt kì vọng quá cao

Đặt mục tiêu quá cao vừa có lợi vừa có hại: lợi là có thể khiến bạn nỗ lực học bằng 200% sức lực nhưng đồng thời cũng khiến nguy cơ trượt Đại học trong mơ của bạn cao hơn nhiều.

Khi bạn hướng đến những trường đẳng cấp, bạn sẽ gặp phải sự cạnh tranh rất gay gắt. Tỉ lệ chọi các trường tăng lên vì các thí sinh có thể nộp nguyện vọng ở mọi nơi, cơ hội được chia đều cho tất cả mọi người.

Để nắm chắc một suất vào Đại học, bạn hãy đặt mục tiêu điểm số dựa trên khả năng của mình. Ví dụ như bạn thi thử chỉ 15 điểm để tập trung luyện tập nâng lên 20 điểm thì nhanh và dễ hơn là tăng từ 25 điểm lên 29 điểm do kiến thức ở quãng điểm sau rất khó, đòi hỏi thời gian nỗ lực và khả năng nhiều hơn.

Trong trường hợp bạn cương quyết không thay đổi, hãy suy xét cẩn thận và đánh giá các yếu tố như số lượng thí sinh nộp hồ sơ, tỉ lệ chọi, tỉ lệ hồ sơ ảo, chỉ tiêu tuyển sinh,… từ các năm trước.  

Thái độ 3: Chủ quan

Sự chủ quan có thể khiến bạn phải trả giá đắt. Chỉ quên một chi tiết đơn giản thôi có thể khiến công sức làm bài của bạn đổ sông đổ biển.

Có thể lấy ngay ví dụ là khi soi 10 lỗi phổ biến nhất trong đề Hóa tham khảo, các bạn teen 99 đã mất điểm đáng tiếc trong câu 30. Đề bài hỏi “phát biểu sai” nhưng các bạn không đọc kĩ đề bài nên không chọn được đáp án đúng.

Thái độ 4: Hay trì hoãn

“Chơi nốt hôm nay thôi… Ngày mai mình sẽ…” – Đây là một trong những câu ngụy biện kinh điển cho bệnh trì hoãn. Đặc biệt là các bạn học sinh khá giỏi rất dễ mắc phải vì tưởng rằng mình đã có kiến thức cơ bản khá chắc, không học một hôm cũng không ảnh hưởng gì nhiều.

Thực tế, thời gian thấm thoắt thoi đưa, bạn lười một lần rồi lần thứ hai, lần thứ ba… Ngoảnh đi ngoảnh lại đã thấy đến ngày thi rồi.

Các bạn khá giỏi à, các bạn đã đứng ở một vị trí tương đối cao so với mặt bằng chung, nhưng không thể vì thế mà vui quên nhiệm vụ. Hãy nắm chắc tấm vé vào trường mình mơ ước bằng cách đồng hành cùng Giải pháp PEN 2018 ngay từ bây giờ.

Đến với PEN 2018, các thầy cô sẽ trang bị cho bạn kiến thức tổng quát lớp 12, các đề thi mẫu dựa trên cấu trúc đề thi chuẩn THPT QG, các kĩ thuật làm bài nhanh trong phòng thi và những lời dặn dò giản dị nhưng không bao giờ thừa.

ĐĂNG KÝ NGAY!

851x315

 

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!