Cái mác nghề “an toàn” có giúp teen 2k tương lai sáng lạng?

Trước tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” như hiện nay, chọn một “nghề an toàn” đang là khuynh hướng phổ biến. Nhưng, liệu chúng có thực sự an toàn với tương lai của 2k?

Xem thêm:

Vỏ bọc nghề “an toàn” là những biểu hiện “nhìn vào thấy ngay” của một công việc như mức lương ổn, điều kiện làm việc tốt, cơ hội thăng tiến cao… Nhiều phụ huynh và cả học sinh nữa thường chỉ nhìn vào “màu hồng” của ngành nghề, làm sao để đỡ vất vả mà lại có thể kiếm ra tiền khi định hướng nghề nghiệp mà quên mất rằng yếu tố thiết yếu là đam mê và năng lực của các em.

Chọn nghề “an toàn”

Đó là những nghề thoạt nghe rất hấp dẫn như quân đội, công an, khi tốt nghiệp ra trường sẽ được nhà nước phân công công việc, đơn vị công tác; những nghề mà dựa vào mối quan hệ của gia đình, bạn có thể dễ dàng xin được việc nếu tốt nghiệp đại học ngành đó; hay một nghề nào đó mà nhìn người khác thành công bạn cũng muốn chọn…

chon-nghe-an-toan

Nguồn ảnh: Báo Thanh niên

Nhưng bạn sẽ bị “đánh cắp” sự tự do và đam mê của chính mình. Không được học, được làm những gì mình yêu thích, không được sống với đam mê của mình vì môi trường gò bó; công việc không phù hợp với sở thích vì chỉ chọn để có việc làm.

Nguyễn Duy Mạnh (quê ở Nam Định), đã dự định đăng ký thi Đại học y Thái Bình nhưng khi lên Hà Nội ôn thi, gặp mấy anh cùng xóm trọ làm bên ngành cầu đường, thấy các anh nói chuyện về ngành hấp dẫn, Mạnh đã quay sang thi Đại học Giao thông vận tải Hà Nội. Học được hai năm, Mạnh bỏ học giữa chừng vừa vì chán, vừa vì không theo nổi.

Không giống Mạnh bỏ dở giữa chừng, Đàm Thị Thu Giang (quê ở Thanh Hóa) đã học hết chuyên ngành Quản trị kinh doanh (vì có anh trai đang học, gia đình bắt thi vào đó). Nhưng, Giang nhận ra đây không phải nghề mình yêu thích, không đam mê, học không hiệu quả và ra trường “ngậm đắng nuốt cay” làm những công việc trái ngành để kiếm sống. Điều khiến Giang hối hận nhất là đã không thực hiện ước mơ làm cô giáo mầm non của mình.

Chọn nghề theo đam mê

Đây là sự lựa chọn cực khó khăn cho teen 2k nếu không được gia đình ủng hộ vì bố mẹ sẽ là người chu cấp toàn bộ tiền ăn học của chúng ta cũng như  áp đặt “quyền lực vô hình” muốn con nghe lời mà bố mẹ nào cũng có.

chon-nghe-theo-dam-me

Trước vấn đề này, TS. Phạm Mạnh Hà, Phó trưởng Khoa Công tác Thanh niên, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã đưa ra những phân tích rất sâu sắc trong ngày hội tư vấn tuyển sinh 2017 ở Hà Nội.

Ví dụ dí dỏm về việc bố mẹ chọn nghề với chiếc áo đẹp, đắt tiền nhưng lại không vừa mà bố mẹ mua. Tiến sĩ Hà nhận xét: “Chúng có được dễ dàng mà các em không cần phải suy nghĩ, nhưng nếu nó quá rộng hoặc quá chật, các em sẽ không thoải mái. Nếu trong vòng 50 năm cuộc đời, các em phải làm công việc mà mình không hứng thú, không phù hợp thì rõ ràng sẽ rất khó để thành công”.

Sự thành công sẽ chỉ đến khi các em tích lũy đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Vì vậy mà chọn nghề “an toàn” có thể giúp các em có được công việc ngay nhưng sự thành công với nó thì không có gì để chắc chắn. Chỉ có một điều chắc chắn là có đam mê, các em sẽ tích lũy được đầy đủ kỹ năng và kinh nghiệm làm việc.

Teen 2k ạ, dù là chọn nghề “an toàn” hay chọn theo đam mê của bản thân, thì chúng ta cũng bắt buộc phải học. Đặc biệt, để chiến thắng trong kỳ thi đầy biến động năm 2018, rất cần thiết phải lên ngay kế hoạch chuẩn chỉnh ứng biến với mọi tình huống thay đổi của Bộ ngay từ bây giờ!

Chọn nghề trước, chọn trường sau và cuối cùng là học tập theo bí quyết của các anh chị 99 thủ khoa năm nay nhé!

4_rs

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!