So sánh thi THPT QG và thi đánh giá năng lực ĐHQG

Để thi vào ĐH năm 2017 thì kỳ thi ĐGNL vào ĐHQG sẽ là kỳ thi tiếp tục được nhiều bạn chọn lựa cũng như nhiều trường khác lấy kết quả. Đây là kỳ thi hợp xu thế thế giới và sẽ không có nhiều thay đổi trong năm 2017, cách học và cách thi cơ bản là giữ nguyên.

Xem thêm:

Kỳ thi đánh giá năng lực là kỳ thi được ĐHQG Hà Nội tổ chức từ năm 2015, với sứ mệnh hoàn thành nhiệm vụ được giao của Bộ GD&ĐT là thử nghiệm phương án tuyển sinh kiểu mới. Vậy kỳ thi này có điểm gì khác biệt với kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ truyền thống? Chúng mình cùng so sánh nhé:

Tiêu chí Kỳ thi THPT QG 2016 Kỳ thi ĐGNL 2016
Mục đích kỳ thi Xét tốt nghiệp cho thí sinh.

Xét tuyển ĐH, CĐ vào các trường sử dụng kết quả thi THPT QG.

Xét tuyển vào ĐHQG HN và các trường sử dụng kết quả thi của ĐHQG HN (yêu cầu thí sinh đã tốt nghiệp THPT)
Lệ phí thi Thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 với mục đích sử dụng kết quả thi để xét tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp

–      Dự thi: 35.000 đồng/môn thi;

–      Dự tuyển: 30.000 đồng/hồ sơ.

– Lệ phí thi ĐGNL: 200.000 VNĐ
– Lệ phí thi ĐGNL Ngoại ngữ: 150.000 VNĐ
– Lệ phí thi ĐGNL và ĐHNL Ngoại ngữ: 350.000 VNĐ
Đối tượng được tham dự Các thí sinh học hết chương trình Trung học phổ thông hoặc các chương trình tương đương với cấp Trung học phổ thông của Việt Nam; những người chưa có bằng tú tài hoặc những ai đã tốt nghiệp THPT có nguyện vọng tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. Người học hết chương trình THPT; người đã tốt nghiệp THPT; người đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và có bằng tốt nghiệp THPT; người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT;
Số thí sinh tham gia năm 2016 Khoảng 890.000 Hơn 80.000 (cả 2 đợt)
Nơi thi Mỗi tỉnh thành tổ chức một cụm thi đại học và một cụm thi tốt nghiệp. Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An và Đà Nẵng (năm 2016)
Thi những môn gì Thi ít nhất 4 môn – 4 buổi khác nhau. Trong đó:

3 môn bắt buộc: Toán, Văn, Ngoại ngữ

Tự chọn ít nhất 1 môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí

*Thí sinh nằm trong vùng khó khăn không học Ngoại ngữ sẽ thay thế bằng môn tự chọn.

Kì thi ĐHQG HN gồm hai bài thi:

Bài thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) gồm 4 phần:

  1. Định lượng (Toán): 35 câu trắc nghiệm và 15 câu điền đáp án
  2. Định tính (Ngữ văn): 50 câu trắc nghiệm
  3. Tự nhiên (Lí – Hóa – Sinh): 40 câu trắc nghiệm
  4. Xã hội (Sử – Địa – Giáo dục công dân): 40 câu trắc nghiệm

Thí sinh phải thi 3 trong 4 phần gồm Định lượng, Định tính và một trong hai phần Tự nhiên hoặc Xã hội

Bài thi Đánh giá năng lực Ngoại ngữ: 80 câu trắc nghiệm/90 phút

Đề do ai ra Bộ GD&ĐT ĐHQG Hà Nội
Được mang gì vào phòng thi Bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lí (do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì); các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác. Chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ.
Phạm vi kiến thức Khoảng 20% kiến thức lớp 10 20% kiến thức lớp 11 và 60% kiến thức lớp 12 (thay đổi tùy môn) Khoảng 10% kiến thức lớp 10, 20% kiến thức lớp 11 và 70% kiến thức lớp 12
% độ khó Khoảng 60% câu hỏi mức độ cơ bản, 40% nâng cao 20% ở cấp độ dễ, 60% ở cấp độ trung bình và 20% ở cấp độ khó
Hình thức thi Tự luận (Toán, Văn, Sử, Địa) và trắc nghiệm (Lí, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ) Trắc nghiệm + điền đáp án vào ô trống
Hình thức thi Thi bằng giấy Thi trên máy
Thời gian thi Phải thi nhiều bài thi với thời lượng khác nhau. Thi Đánh giá năng lực: 195 phút.

Thi Đánh giá năng lực ngoại ngữ: 90 phút.

Tổng: 285 phút (nếu làm cả 2 bài thi)

Điểm thi tối đa 10 điểm (cho mỗi môn thi) 140 điểm (đề ĐGNL)

80 điểm (đề ĐGNL NN)

Đạt bao nhiêu điểm thì đỗ? Tối thiểu khoảng 15 điểm/3môn Tối thiểu khoảng 70/140 điểm (tùy trường xét tuyển)
Số lượng kỳ thi Một đợt duy nhất vào tháng 7 Hai đợt: thường là tháng 5 và tháng 8.
Xem thêm:

DGNL-780x90

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!