Môn Văn không cần bạn phải “vắt não” để học như các môn Khoa học tự nhiên khác, nhưng nó đòi hỏi ở bạn sự kiên nhẫn, sự thấu hiểu, tuy duy mạch lạc… Teen 2K đọc ngay 4 điều sau để “khai phá” bí quyết trở thành “thánh” môn Văn nhé!
- Teen 2K: Tại sao cứ nhất thiết phải học đại học?
- Điểm danh những đại học “cho không” học phí – Teen 2K có muốn biết?
- Muốn học online hiệu quả, teen 2K chỉ cần biết 4 tips đơn giản sau
Sách tham khảo… chỉ để tham khảo thôi
Sách tham khảo có thể sẽ cho bạn nhiều ý tưởng hay ho, nhưng ngược lại, nó khiến bạn bị phụ thuộc mỗi khi hết ý. Văn học chính môn học để chúng ta sáng tạo, chính vì thế hãy viết bằng cảm xúc, tâm hồn thật của mình thay vì đi “vay mượn” những câu chữ rập khuôn đó.
Còn nếu bạn muốn học tập hiệu quả bằng sách tham khảo thì hãy viết một bài văn theo suy nghĩ, cảm nhận của mình rồi sau đó mới đọc sách tham khảo. Cách này sẽ giúp bạn bổ sung thêm được nhiều ý mới bên cạnh những ý mình đã triển khai trước đó.
Dùng sách tham khảo chắc chắn không phải là xấu nhưng quan trọng là bạn đừng bị phụ thuộc vào nó.
Hiểu nội dung cốt lõi của tác phẩm
Bạn đừng nghĩ để học giỏi Văn bạn phải viết được những điều hoa mỹ, xa xôi, trừu tượng. Điều bạn cần chỉ là hiểu rõ về tác phẩm và triển khai ý theo quan điểm của riêng bạn.
Ví dụ: Với tác phẩm: “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam thì nội dung cốt yếu của nó là cuộc sống phố huyện về đêm qua cái nhìn của cô bé Liên, từ đó bạn có thể khai triển thêm các ý như: cuộc sống thiếu thốn, tù túng qua lời kể của nhà văn; các hình ảnh biểu tượng, biểu trưng; tấm lòng nhân đạo của tác giả…
Tương tự như vậy, trong tác phẩm “Rừng xà nu”, nội dung cốt lõi của tác phẩm là cuộc chiến của buôn làng Xô Man qua lời kể của cụ Mết mà nhân vật chính là Tnú. Từ đó bạn có thể liên tưởng, móc nối, so sánh với những cuộc chiến khác của trong bộ sưu tập những tác phẩm văn học mà chúng ta đã được học.
Tập nhìn nhận, đưa ra quan điểm đối với các vấn đề trong cuộc sống
Các bạn đừng quên môn Văn còn có phần nghị luận xã hội, những chủ đề nghị luận thường là những vấn đề xã hội rất gần gũi với chúng ta. Vậy nên bạn hãy tập suy nghĩ, đưa ra những quan điểm cá nhân cho những chủ đề đó.
Để bài văn có sức thuyết phục, teen 2K cần phải có cái nhìn đa chiều về chủ đề nghị luận, tránh đưa ra cái nhìn phiếm diện, chủ quan. Muốn như vậy, không còn cách nào khác là bạn phải đọc nhiều sách, báo, và rèn luyện cách tư duy mỗi khi gặp hay biết những vấn đề nào đó trong cuộc sống.
Sử dụng sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức
Nếu teen 2K đang học Văn theo kiểu “tụng kinh” – học thuộc từng câu, từng chữ, từng đoạn văn dài thì việc học sẽ trở nên rất nặng nề. Muốn có cái nhìn tổng quát về văn bản và thấy được mối liên quan giữa các nội dung trong tác phẩm có một phương pháp rất hay ho giúp bạn học tốt Văn đó là: Sơ đồ tư duy.
Đặc biệt, khi làm văn, vì “phiêu” theo mạch cảm xúc mà teen 2K chúng mình rất dễ bị lan man, lạc đề. Nếu lúc đó, bên cạnh bạn có một sơ đồ tư duy gồm những nội dung cần triển khai thì chắc chắn mọi thứ sẽ được khắc phục.
Môn Văn không cần bạn phải “vắt não” để học như các môn Khoa học tự nhiên khác, nhưng nó đòi hỏi ở bạn sự kiên nhẫn, sự thấu hiểu, sự tuy duy mạch lạc… Những điều đó bạn dễ dàng đạt được nếu có phương pháp học đúng đắn và một người thầy truyền được cho bạn cảm hứng học tập. Nếu teen 2K nào vẫn còn đang “mông lung” thì hãy tham khảo ngay phương pháp học và các giáo viên dạy Văn hàng đầu ngay TẠI ĐÂY nhé!