Định hướng ôn thi môn Toán THPT QG 2017

Với những thay đổi trong cấu trúc đề thi THPT QG 2017 môn Toán, teen cần tập trung ôn tập những chuyên đề dưới đây để tối ưu hóa điểm số.

Xem thêm:

I/ Gợi ý cách học tốt môn Toán

  • Đọc kỹ bài này bởi đây là bài viết tổng hợp tất cả những chuyên đề cần học. Với khoảng thời gian ôn tập ngắn chỉ còn 6-7 tháng, teen cần ôn tập đúng, đủ, không học thừa, lan man thì mới kịp thời gian. Teen cũng nên share lại bài viết này trên trang cá nhân của mình, hoặc của bạn bè để tiện lưu lại đọc sau này.

  • Luôn chuẩn bị sẵn vở hoặc sổ tay lý thuyết để ghi lại kiến thức nền tảng và các công thức tính toán. Khi cần có thể xem lại ngay.
  • Cần rèn việc học đi đôi với hành (học lý thuyết kết hợp làm bài tập). Tốt nhất nên theo học Giải pháp PEN 2017 với các chuyên đề được bổ sung, chỉnh sửa, cắt bỏ các phần không thi….giúp teen chỉ cần tập trung học những chuyên đề nằm trong nội dung thi THPT QG. Kho đề thi phong phú với hơn 20.000 giúp teen luyện tập nhuần nhuyễn mọi dạng bài.
  • Năm nay môn Toán thi trắc nghiệm trung bình 1.8p/câu. Do đó teen cần học chắc kiến thức và nắm được các bí kíp giải bài tập nhanh để yên tâm bước vào phòng thi. Giải pháp PEN 2017: Vừa giúp nắm chắc kiến thức và cách làm bài qua lời giảng dễ hiểu của các thầy, vừa giúp tự tin trước áp lực kỳ thi khi được luyện nhiều đề, được thi thử.

Để đăng ký học Giải pháp PEN 2017, click vào đây.

780x150II/ Định hướng ôn luyện theo chuyên đề bám sát mục tiêu điểm số

Phạm vi kiến thức:

Gồm toàn bộ chương trình kiến thức của lớp 12 cụ thể

  1. Hàm số và các bài toán liên quan (11 câu)
  2. Mũ và logarit (10 câu)
  3. Nguyên hàm – Tích phân (7 câu)
  4. Số phức (6 câu )
  5. Hình học không gian (4 câu)
  6. Mặt cầu, mặt trụ, mặt nón (4 câu)
  7. Hình học tọa độ Oxyz (8 câu)

Vì vậy, đề thi không còn câu hỏi thuộc chuyên đề kiến thức ở lớp 10 và 11 như Bất đẳng thức, Hình giải tích phẳng Oxy, Phương trình – Hệ phương trình – Bất phương trình đại số, xác suất, lượng giác…

Các câu hỏi trong đề được sắp xếp lần lượt theo thứ tự các chuyên đề bên trên, các câu hỏi trong từng chuyên đề được sắp xếp theo tăng dần từ dễ đến khó. Trong đề thi có khoảng 60%  câu hỏi ở mức độ cơ bản, 25 % câu hỏi ở mức độ trung bình và 15% câu ở mức độ nâng cao.

Mặc dù những câu thuộc dạng dễ nhưng vẫn đòi hỏi học sinh cần phải nắm chắc kiến thức cơ bản để giải nhanh.

Với hình thức thi trắc nghiệm, nội dung kiến thức được bao phủ gần như mọi “ngóc ngách” kiến thức trong SGK. Trong đề thi minh họa có nhiều dạng bài và phần kiến thức ít được đề cập đến trong đề thi tự luận như: phần kiến thức về Mặt cầu, mặt trụ, mặt nón, các dạng toán cơ bản về mũ và logarit (tìm tập xác định, tính đạo hàm…). Không chỉ có phần bài tập trong đề thi có thêm câu hỏi lý thuyết như đề bài hỏi về công thức tính vật thể tròn xoay, tính chất của logarit…

Đặc biệt, có đến 4 câu hỏi liên hệ thực tiễn mà trước đây chưa từng xuất hiện ở đề thi Toán tự luận và cả 4 câu này đề thuộc mức độ khó, mất nhiều thời gian để giải như bài toán về lãi suất, ứng dụng nguyên hàm trong bài toán chuyển động…sẽ là nội dung mà các bạn học sinh muốn lấy trọn điểm cần đặc biệt chú ý ôn luyện.

Như vậy, để chuẩn bị tốt cho kì thi tới học sinh cần

+ Nắm chắc kiến thức cơ bản thuộc phần kiến thức lớp 12.

+ Thành thạo giải các dạng toán thường gặp trong các chuyên đề ôn thi.

+ Hình thành các kĩ năng, tư duy giải nhanh…

+ Thành thạo và tận dụng tốt các công cụ tính toán nhanh bằng casio

+ Với các bạn muốn đạt mục tiêu lấy chọn điểm cần chú trọng thêm các dạng toán gắn liền với thực tiễn.

  1. Nội dung cần ôn luyện theo từng chuyên đề

 

Danh mục kiến thức

Nội dung ôn tập

Mục tiêu 7 – 8

Mục tiêu  8-10

Hàm số

 

Tính đơn điệu + Khái niệm tính đơn điệu, tính đạo hàm nhanh, các bước xét tính đơn điệu của một hàm số. Định lý dấu tam thức bậc hai.

+ Cách xét dấu của y’.

+ Dạng toán tìm điều kiện tham số m để hàm số luôn đồng biến, nghịch biến trên khoảng xác định (khoảng thỏa mãn điều kiện cho trước).

+ Dạng toán tìm điều kiện tham số m để hàm số luôn đồng biến, nghịch biến trên khoảng xác định (khoảng thỏa mãn điều kiện cho trước).

 

 

Min-max + Cách giải bài toán tìm giá trị lớn nhất nhỏ nhất của hàm số trên 1 đoạn,…

+ Các phương pháp tư duy giải nhanh

+ Cách giải bài toán tìm giá trị lớn nhất nhỏ nhất của hàm số trên 1 đoạn, khoảng… và các phương pháp tư duy giải nhanh.

+ Ứng dụng min, max trong bài toán thực tiễn.

Cực trị + Cách xác định và tính chất cực trị của hàm bậc 3, hàm trùng phương.

+ Điều kiện hàm số đạt cực trị tại điểm,..

+ Cách viết phương trình nhanh đường thẳng qua 2 điểm cực trị (hàm bậc 3).

+ Dạng toán tìm giá trị của tham số để hàm đạt cực trị thỏa mãn điều kiện cho trước và tư duy giải nhanh. Chú ý các bài toán về cực trị thỏa mãn điều kiện hình học.
Sự tương giao + Các kĩ năng giải phương trình bậc 2, bậc 3 nhanh.

+ Mối liên hệ giữa số giao điểm 2 đồ thị và số nghiệm phương trình hoành độ giao điểm.

+ Dạng toán về điều kiện tương giao và số điểm tương giao thỏa mãn điều kiện.

+ Phương pháp giải toán khi nhẩm được nghiệm phương trình hoành độ giao điểm.

+ Dạng toán về điều kiện tương giao và số điểm tương giao thỏa mãn điều kiện.

+ Phương pháp giải toán khi nhẩm được nghiệm phương trình hoành độ giao điểm.

+ Phương pháp giải toán khi cô lập được tham số.

+ Phương pháp dùng tính chất của cực trị hàm số (hàm bậc 3, trùng phương) biện luận số giao điểm.

Tiếp tuyến – Tiệm cận + Cách tìm, xác định tiệm cận đứng, tiệm cận ngang.

+ Điều kiện cần và đủ để 2 đường tiếp xúc.

+ Phương trình tiếp tuyến: tại 1 điểm, qua 1 điểm hay khi biết trước hệ số góc…

 

+ Cách xác định đường tiệm cận đứng, ngang của 1 đồ hàm số bất kỳ.

+ Bài toán liên quan đến tiếp tuyến thoả mãn điều kiện cho trước.

+ Cách tư duy giải nhanh

  Đồ thị và điểm đặc biệt + Hình dạng và tính chất đồ thị hàm bậc 3, hàm bậc 4 trùng phương, hàm bậc nhất trên bậc nhất,..
PT – BPT – Mũ – Logarit + Các dạng toán cơ bản về hàm số mũ, logarit (tìm TXĐ, so sánh, tính đạo hàm…)

+ Các công thức mũ và logarit.

+ Biến đổi –  tính giá trị biểu thức thức mũ – loga

+ Cách giải PT – BPT mũ logarit cơ bản (tham khảo tham các sử dụng Casio trong giải)

+ Các dạng tính giá trị biểu thức mũ, logarit nhiều bước biến đổi.

+ Một số bài toán ứng dụng thực tế

+ Các tư duy giải nhanh các bài toán về đạo hàm hàm phức tạp, biến đổi biểu thức phức tạp.

Tích phân + Nguyên hàm cơ bản.

+ Các phương pháp tính tích phân (đổi biến, từng phần…)

+ Tích phân chứa dấu giá trị tuyệt đối.

+ Cách sử dụng casio tính nhanh tích phân, xác định nhanh nguyên hàm…

+ Ứng dụng tích phân tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay các dạng bài cơ bản.

+ Cách sử dụng casio tính nhanh tích phân, xác định nhanh nguyên hàm…

+ Ứng dụng tích phân tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.

+ Các bài toán ứng dụng thực tế

Số phức + Tìm z (phần thực, phần ảo, liên hợp, mô đun..) thoả mãn điều kiện cho trước.

+ Tính căn bậc 2 của số phức z, tính modul,

+ Dạng cơ bản tìm tập hợp biểu diễn số phức z thoả mãn điều kiện cho trước

+ Giải phương trình phức,….

+ Sử dụng casio tính toán các phép toán phức tạp về số phức.

+ Tìm tập hợp biểu diễn số phức z thoả mãn điều kiện cho trước (đặc  biệt là các bài toán nâng cao)

+ Giải phương trình phức

+ Sử dụng casio tính toán các phép toán phức tạp về số phức.

Hình tọa độ trong không gian

 

+ Các kiến thức cơ bản về vecto trong không gian (tích có hướng, tích vô hướng)

+ Điều kiện đề 2 vector song song, đồng phẳng,…

+ Phương trình đường thẳng, phương trình mặt phẳng, mặt cầu,..

+ Công thức tính khoảng cách từ 1 điểm đến 1 mặt phẳng, từ 1 điểm đến 1 đường thẳng, khoảng cách, góc giữa 2 đường thẳng chéo nhau.

+ Khoảng cách giữa hai mặt phẳng.

*Các bài toán về đường thẳng, mặt phẳng

+ Đường thẳng cắt cả 2 đường thẳng (d1), (d2) thoả mãn điều kiện cho trước.

+ Đường thẳng qua 1 điểm và vuông góc với cả 2 đường thẳng (d1), (d2) cho trước.

+ Đường thẳng qua 1 điểm, vuông góc với 1 đường thẳng và cắt 1 đường thẳng.

+ Hình chiếu vuông góc của 1 điểm lên mặt phẳng.

+ Tìm hình chiếu vuông góc của đường thẳng lên mặt phẳng.

+ Các bài toán liên quan đến góc giữa hai đường thẳng, mặt phẳng

* Vị trí tương đối của 2 đường thẳng, giữa đường thẳng và mặt phẳng và các bài toán liên quan.

*Hình cầu, mặt cầu:

+ Phương trình tổng quát mặt cầu, các bài toán xác định phương trình mặt cầu.

+ Vị trí tương đối giữa mặt phẳng và hình cầu và các tính chất liên quan.

 

+ Các bài toán về phương trình mặt phẳng, đường thẳng có liên quan đến nhiều yếu tố.

+ Các bài toán về vị trí tương đối (đường với mặt, mặt với mặt, đường với đường…)

Hình học không gian + Ôn tập lại các kiến thức lớp 11 cách xác định góc, khoảng cách.

+ Bài toán về thể tích:

– Các công thức tính thể tích khối đa điện (hình cầu, hình nón, hình trụ,…)

– Sử dụng trực tiếp các công thức tính thể tích.

– Sử dụng công thức tỉ số tính thể tích, và ứng dụng công thức trong giải nhanh các bài toán liên quan đến thể tích.

+ Các mô hình giải bài toán quen thuộc.

+ Chia thành nhiều khối đa diện nhỏ để tính thể tích

+ Sử dụng công thức tỉ số tính thể tích, và ứng dụng công thức trong giải nhanh các bài toán liên quan đến thể tích.

+ Một số bài toán liên quan đến mặt cầu nội tiếp, ngoại tiếp khối đa diện.

+ Bài toán về khoảng cách – góc

+ Cách xác định tâm mặt cầu ngoại tiếp khối đa diện…

Mặt cầu, mặt trụ, mặt nón + Các định nghĩa cơ bản của mặt cầu, mặt trụ, mặt nón,…

+ Các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của khối trụ, khối cầu,…

 + Các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của khối trụ, khối cầu,…

+ Bài toán ứng dụng thực tế


 

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!