Định hướng ôn thi môn Hóa THPT QG 2017

Với những thay đổi trong cấu trúc đề thi THPT QG 2017 môn Hóa, teen cần tập trung ôn tập những chuyên đề dưới đây để tối ưu hóa điểm số.

Xem thêm:

I/ Gợi ý cách học tốt môn Hóa

  • Đọc kỹ bài này bởi đây là bài viết tổng hợp tất cả những chuyên đề cần học. Với khoảng thời gian ôn tập ngắn chỉ còn 6-7 tháng, teen cần ôn tập đúng, đủ, không học thừa, lan man thì mới kịp thời gian. Teen cũng nên share lại bài viết này trên trang cá nhân của mình, hoặc của bạn bè để tiện lưu lại đọc sau này.

  • Luôn chuẩn bị sẵn vở hoặc sổ tay lý thuyết để ghi lại kiến thức nền tảng và các công thức tính toán. Khi cần có thể xem lại ngay.
  • Cần rèn việc học đi đôi với hành (học lý thuyết kết hợp làm bài tập). Tốt nhất nên theo học Giải pháp PEN 2017 với các chuyên đề được bổ sung, chỉnh sửa, cắt bỏ các phần không thi….giúp teen chỉ cần tập trung học những chuyên đề nằm trong nội dung thi THPT QG. Kho đề thi phong phú với hơn 20.000 giúp teen luyện tập nhuần nhuyễn mọi dạng bài.
  • Năm nay, áp lực thời gian làm bài tăng lên: 40 câu/50 phút (trung bình 1.25p/câu) thay vì 1.8p/câu như các năm trước. Do đó teen cần học chắc kiến thức và nắm được các bí kíp giải bài tập nhanh để yên tâm bước vào phòng thi. Giải pháp PEN 2017: Vừa giúp nắm chắc kiến thức và cách làm bài qua lời giảng dễ hiểu của các thầy, vừa giúp tự tin trước áp lực kỳ thi khi được luyện nhiều đề, được thi thử.

Để đăng ký học Giải pháp PEN 2017, click vào đây.

780x150II/ ĐỊNH HƯỚNG CHUNG MÔN HỌC

– Học chắc và bám sát kiến thức trong SGK Hoá học lớp 12 – Cơ bản. Sau đó làm các bài tập trong SGK và SBT để củng cố và nắm vững kiến thức lí thuyết. Trong quá trình học kiến thức Hóa học lớp 12, nếu phần kiến thức nào cần sử dụng kiến thức thuộc chương trình hóa học lớp 11 và lớp 10 thì cần chủ động xem lại các phần kiến thức thuộc lớp 11 và lớp 10 này.

– Làm thành thạo tất cả các dạng bài tập từ dễ đến khó có liên quan đến kiến thức thuộc chương trình hóa học lớp 12.

Lưu ý:

– Để đạt điểm tối đa, học sinh cần lưu ý đến một số dạng câu hỏi khó hoặc câu hỏi gây tranh cãi như:

+ Dạng bài đếm phát biểu đúng sai.

+ Dạng bài về giá trị gần đúng nhất.

+ Dạng bài về thí nghiệm thực hành.

+ Dạng bài liên quan đến thực tế cuộc sống.

– Trong đề thi minh họa 2017, độ khó của câu hỏi cực khó có giảm so với đề thi THPT QG năm 2016. Do vậy học sinh không cần quá tập trung vào những câu hỏi có đề bài quá dài, quá phức tạp.

III/ ĐỊNH HƯỚNG ÔN LUYỆN THEO TỪNG CHUYÊN ĐỀ BÁM SÁT MỤC TIÊU ĐIỂM SỐ

Chuyên đề

Mục tiêu 7-8 điểm

Mục tiêu 8-10 điểm

1.Đại cương về kim loại Lý thuyết và các dạng bài tập đơn giản thuộc các phần kiến thức:

– Dạng bài  về ăn mòn và bảo vệ kim loại.

– Dạng bài về điều chế kim loại: thủy luyện, nhiệt luyện, …

– Dạng bài về điện phân.

– Dạng bài về dãy điện hoá: kim loại phản ứng với muối, …

– Dạng bài về tính chất của kim loại: kim loại tác dụng với axit có tính oxi hóa/ axit không có tính oxi hóa, …

– Thành thạo các bài tập ở mức độ đơn giản ở cột bên.

– Chú trọng đến một số dạng bài thường xuyên xuất hiện bài tập khó:

+ Dạng bài về điện phân.

+ Dạng bài kim loại và hợp chất tác dụng với axit có tính oxi hóa  mạnh.

+ Dạng bài kim loại và hợp chất tác dụng với hỗn hợp muối.

 

2.Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất Lý thuyết và các dạng bài tập đơn giản thuộc các phần kiến thức:

– Dạng bài CO2 p/ứ với OH

– Bài tập về phản ứng của kim loại kiềm, kiềm thổ nhôm phản ứng với H2O/ axit.

– Bài tập về phản ứng của H+ với CO32-/HCO3

– Dạng bài muối nhôm phản ứng OH

– Dạng bài về phản ứng nhiệt nhôm.

– Dạng bài H+ phản ứng với AlO2.

– Thành thạo các bài tập ở mức độ đơn giản ở cột bên.

– Chú trọng đến một số dạng bài thường xuyên xuất hiện bài tập khó:

+ Dạng bài hỗn hợp kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm p/ứ với H2O/axit.

+ Dạng bài muối nhôm phản ứng OH

+ Dạng bài về phản ứng nhiệt nhôm.

+ Dạng bài H+ phản ứng với AlO2.

3. Bài tập về sắt – một số kim loại nhóm B và hợp chất Lý thuyết và các dạng bài tập đơn giản thuộc các phần kiến thức:

 

– Dạng bài sắt/đồng và hợp chất tác dụng với phi kim.

– Dạng bài sắt, đồng và hợp chất p/ứ với axit.

– Dạng bài sắt, đồng và hợp chất p/ứ với muối.

– Dạng bài liên quan đến phản ứng nhiệt phân muối.

 

– Thành thạo các bài tập ở mức độ đơn giản ở cột bên.

– Chú trọng đến dạng bài thường xuyên xuất hiện bài tập khó:

Dạng bài kim loại và hợp chất p/ứ qua nhiều giai đoạn, với nhiều chất (phi kim, axit, muối, …)

 

4. Tổng hợp hoá học vô cơ Lý thuyết và các dạng bài tập đơn giản thuộc các phần kiến thức:

– Các câu hỏi lý thuyết tổng hợp .

– Bài tập vận dụng PP tăng giảm khối lượng.

– Bài tập vận dụng PP qui đổi.

– Bài tập vận dụng PP bảo toàn nguyên tố và bảo toàn khối lượng.

– Bài tập sử dụng PP đường chéo.

– Thành thạo các bài tập ở mức độ đơn giản ở cột bên.

– Chú trọng đến dạng bài thường xuyên xuất hiện bài tập khó:

– Các câu hỏi lý thuyết tổng hợp ở dạng sơ đồ phản ứng, đếm phát biểu đúng sai.

– Bài tập hỗn hợp chất vô cơ yêu cầu vận dụng linh hoạt các phương pháp giải nhanh hóa vô cơ.

5. Este, lipit Lý thuyết và các dạng bài tập đơn giản thuộc các phần kiến thức:

*Este

– Dạng bài về phản ứng cháy.

– Dạng bài về phản ứng xà phòng hoá.

 

 

– Thành thạo các bài tập ở mức độ đơn giản ở cột bên.

– Chú trọng đến dạng bài thường xuyên xuất hiện bài tập khó:

*Este

– Dạng bài về este tham gia cả phản ứng cháy và phản ứng xà phòng hoá.

– Este và hỗn hợp các chất hữu cơ khác.

*Lipit

Dạng bài về đốt cháy và thủy phân trieste.

6. Amin, amino axit, protein Lý thuyết và các dạng bài tập đơn giản thuộc các phần kiến thức:

 

– Thứ tự tính bazo của amin.

– Xác định môi trường của amino axit.

– Bài tập liên quan đến phản ứng cháy.

– Bài tập liên quan đến phản ứng của amin, amino axit với HCl, NaOH.

– Xác định số mắt xích peptit.

 

– Thành thạo các bài tập ở mức độ đơn giản ở cột bên.

– Chú trọng đến dạng bài thường xuyên xuất hiện bài tập khó:

+ Bài tập liên quan đến biện luận công thức muối amino của amino axit.

+ Bài tập liên quan đến xác định chất từ công thức CxHyNO2, CxHyN2O3, …

+ Bài tập liên quan đến phản ứng thủy phân và đốt cháy peptit.

7. Cacbonhidrat Lý thuyết và thành thạo các bài tập thuộc các dạng bài:

– Dạng bài nhận biết.

-Dạng bài về phản ứng của xenlulozo với HNO3.

– Bài tập liên quan đến phản ứng với AgNO3/NH3.

– Bài tập liên quan đến phản ứng thủy phân.

– Bài tập liên quan đến phản ứng lên men.

Lý thuyết và thành thạo các bài tập thuộc các dạng bài:

– Dạng bài nhận biết.

-Dạng bài về phản ứng của xenlulozo với HNO3.

– Bài tập liên quan đến phản ứng với AgNO3/NH3.

– Bài tập liên quan đến phản ứng thủy phân.

– Bài tập liên quan đến phản ứng lên men.

8. Polime, vật liệu polime Lý thuyết và thành thạo các bài tập thuộc các dạng bài:

 

– Xác định loại polime.

– Xác định số mắt xích polime.

– Điều chế polime.

Lý thuyết và thành thạo các bài tập thuộc các dạng bài:

 

– Xác định loại polime.

– Xác định số mắt xích polime.

– Điều chế polime.

9. Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học hữu cơ Lý thuyết và các dạng bài tập đơn giản thuộc các phần kiến thức:

 

– Các câu hỏi lý thuyết tổng hợp .

– Bài tập vận dụng PP trung bình.

– Bài tập vận dụng PP bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng.

– Thành thạo các bài tập ở mức độ đơn giản ở cột bên.

– Chú trọng đến dạng bài thường xuyên xuất hiện bài tập khó:

– Các câu hỏi lý thuyết tổng hợp ở dạng sơ đồ phản ứng, đếm phát biểu đúng sai.

– Bài tập hỗn hợp chất hữu cơ yêu cầu vận dụng linh hoạt các phương pháp giải nhanh hóa hữu cơ.

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!