Định hướng ôn thi môn Vật lí THPT QG 2017

Với những thay đổi trong cấu trúc đề thi THPT QG 2017 môn Lý, teen cần tập trung ôn tập những chuyên đề dưới đây để tối ưu hóa điểm số.

Xem thêm:

I/ Gợi ý cách học tốt môn Vật lí

  • Đọc kỹ bài này bởi đây là bài viết tổng hợp tất cả những chuyên đề cần học. Với khoảng thời gian ôn tập ngắn chỉ còn 6-7 tháng, teen cần ôn tập đúng, đủ, không học thừa, lan man thì mới kịp thời gian. Teen cũng nên share lại bài viết này trên trang cá nhân của mình, hoặc của bạn bè để tiện lưu lại đọc sau này.

  • Luôn chuẩn bị sẵn vở hoặc sổ tay lý thuyết để ghi lại kiến thức nền tảng và các công thức tính toán. Khi cần có thể xem lại ngay.
  • Cần rèn việc học đi đôi với hành (học lý thuyết kết hợp làm bài tập). Tốt nhất nên theo học Giải pháp PEN 2017 với các chuyên đề được bổ sung, chỉnh sửa, cắt bỏ các phần không thi….giúp teen chỉ cần tập trung học những chuyên đề nằm trong nội dung thi THPT QG. Kho đề thi phong phú với hơn 20.000 giúp teen luyện tập nhuần nhuyễn mọi dạng bài.
  • Năm nay áp lực thời gian tăng lên, trung bình chỉ 1.25p/câu. Do đó teen cần học chắc kiến thức và nắm được các bí kíp giải bài tập nhanh để yên tâm bước vào phòng thi. Giải pháp PEN 2017: Vừa giúp nắm chắc kiến thức và cách làm bài qua lời giảng dễ hiểu của các thầy, vừa giúp tự tin trước áp lực kỳ thi khi được luyện nhiều đề, được thi thử.

Để đăng ký học Giải pháp PEN 2017, click vào đây.

II/ Định hướng chung môn học:

Năm 2016 kiến thức trong đề thi THPT quốc gia môn Vật lí vẫn tập trung chủ yếu vào chương trình lớp 12 nên Bạn cần có chiến lược học tập trong thời gian ngắn trang bị kiến thức toàn diện. Có thể tham khảo giản đồ phân phối chương trình theo độ khó như sau:

– Qua giản đồ “Mức độ khó”, Bạn có thể nhận thấy 3 chương đầu của chương trình Vật lí có mức độ khó cao nên việc Bạn học chểnh mảng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí và mục tiêu đối với môn Vật lí. Do đó, việc bắt đầu học nghiêm túc và khẩn trương với các chương trong học kỳ I là cực kỳ quan trọng.

– Do đặc thù của môn Vật lí là một số chương có thể học độc lập lẫn nhau (mặc dù có gắn kết nhưng không nhiều) do đó nếu có chiến thuật và cách sắp xếp thời gian phù hợp thì hoàn toàn có thể học song song hai hay nhiều chương cùng lúc.

– Đặc điểm của kỳ thi “2 trong 1” đó là : điều kiện xét tuyển tốt nghiệp THPT và làm căn cứ xét tuyển vào ĐH-CĐ nên 60% kiến thức rất cơ bản và dễ lấy điểm.

– Chỉ cần học vững và nắm chắc kiến thức trong chương trình Vật lí 12 là hoàn toàn có thể đạt kết quả cao, kể cả trường hợp chưa nắm vững kiến thức lớp 10-11.

III/ Định hướng ôn luyện theo chuyên đề bám sát mục tiêu điểm số

 

Chuyên đề

Mục tiêu 7-8 điểm

Mục tiêu 8-10 điểm

Dao động cơ Khoảng 7-8 câu, là chuyên đề chiếm nhiều điểm trong đề thi, dạng bài đa dạng. Những bài khó yêu cầu học sinh có nền tảng kiến thức vững chắc về cơ học – Vật lí 10
1.1 Đại cương về dao động điều hòa

 

 

+ Lí thuyết về dao động điều hòa, phương trình dao động điều hòa và các đại lượng đặc trưng như: tần số, tần số góc, pha dao động

+ Các dạng bài viết phương trình dao động điều hòa khi đã biết trạng thái ban đầu của vật dao động hoặc dựa vào đồ thị đã cho.

+ Lí thuyết và các dạng bài tập dễ về thời gian, quãng đường dao động, tốc độ trung bình trong dao động điều hòa.

+ Lí thuyết và dạng bài tập dễ về các đại lượng dao động trong dao động điều hoà: li độ x, vận tốc v, gia tốc a, lực kéo về (lực hồi phục) và độ lệch pha giữa các đại lượng đó. Công thức độc lập theo thời gian của các đại lượng dao động.

+ Lí thuyết và dạng bài tập khó liên quan đến đại lượng dao động trong dao động điều hoà: vận tốc v, gia tốc a, lực kéo về (lực hồi phục) và độ lệch pha giữa các đại lượng đó. Công thức độc lập theo thời gian của các đại lượng dao động.

+ Lí thuyết và các dạng bài tập khó về thời gian, quãng đường dao động, tốc độ trung bình trong dao động điều hòa

1.2. Con lắc lò xo

 

+ Lí thuyết và các dạng bài dễ xác định biên độ, chiều dài lò xo, lực kéo về, lực đàn hồi tác dụng lên vật trong quá trình vật dao động; thời gian giãn nén của lò trong quá trình dao động; năng lượng dao động của con lắc, chủ yếu áp dụng công thức có sẵn. + Lí thuyết và các dạng bài khó xác định biên độ, chiều dài lò xo, lực kéo về, lực đàn hồi tác dụng lên vật trong quá trình vật dao động; thời gian giãn nén của lò trong quá trình dao động; năng lượng dao động của con lắc.

Bài toán con lắc chịu thêm tác dụng của các lực không đổi: như lực ma sát, lực điện; con lắc đặt trên mặt phẳng nghiêng, …

+ Một số dạng bài có yếu tố mới lạ: tích hợp kiến thức cơ học (va chạm, chịu tác dụng của lực không đổi như lực ma sát … ) lớp 10, điện từ và quang hình lớp 11…

1.3. Con lắc đơn. + Lí thuyết và các dạng bài toán dễ xác định chu kì, tốc độ, năng lượng, lực căng dây của con lắc, chủ yếu áp dụng công thức.

+ Bài toán xác định chu kì con lắc đơn chịu tác dụng các ngoại lực: quán tính, lực điện, lực cản, lực đẩy Acsimet…

+ Lí thuyết và các dạng bài toán khó xác định chu kì, tốc độ, năng lượng, lực căng dây của con lắc.

+ Bài toán liên quan đến con lắc đơn chịu tác dụng các ngoại lực: quán tính, lực điện, lực cản, lực đẩy Acsimet…

1.4. Tổng hợp dao động điều hòa + Lí thuyết và các dạng bài dễ xác định biên độ, pha ban đầu dao động tổng hợp, dao động thành phần.

+ Bài toán liên quan khoảng cách hai vật.

+ Lí thuyết và các dạng bài khó xác định biên độ, pha ban đầu dao động tổng hợp, dao động thành phần.

+ Bài toán liên quan khoảng cách hai vật.

1.5. Dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì + Bài toán xác định tần số, biên độ dao động cưỡng bức khi cộng hưởng; khi không có cộng hưởng. + Bài toán xác định tần số, biên độ dao động cưỡng bức khi cộng hưởng; khi không có cộng hưởng.
Sóng cơ Khoảng 5-6 câu, kiến thức không nhiều nhưng có nhiều dạng bài khó liên quan đến kiến thức thực tiễn, đồ thị đòi hỏi tư duy cao trong nhiều bài.
2.1. Sự truyền sóng + Lí thuyết và dạng bài toán dễ liên quan đến độ lệch pha hai điểm dao động bất kì trên cùng phương truyền sóng. + Lí thuyết và dạng bài toán khó liên quan đến hai điểm dao động bất kì trên phương truyền sóng: xác định biên độ sóng, độ lệch hai điểm dao động.
2.2. Giao thoa sóng cơ + Bài toán dễ xác định số điểm dao động cực đại cực tiểu trên một đoạn thẳng, đoạn cong cho trước. + Bài toán khó xác định số điểm dao động cực đại cực tiểu trên một đoạn thẳng, đoạn cong cho trước.

+ Bài toán khó liên quan đến độ lệch pha các điểm trên mặt phẳng giao thoa.

2.3.Sóng dừng + Bài toán dễ xác định số điểm bụng nút trên dây có sóng dừng hai đầu là nút hay một đầu nút một đầu tự do. + Bài toán khó xác định biên độ của điểm dao động trên mặt phẳng giao thoa.
2.4. Sóng âm + Dạng bài dễ về mối liên hệ cường độ âm, mức cường độ âm, khoảng cách tới nguồn của một điểm trong môi trường truyền âm. + Dạng bài khó mối liên hệ cường độ âm, mức cường độ âm, khoảng cách tới nguồn của một điểm trong môi trường truyền âm.
Dòng điện xoay chiều Khoảng 8-9 câu, chiếm nhiều điểm nhất trong đề thi, cũng là chuyên đề có nhiều câu hỏi khó nhất trong đề thi. Các câu hỏi khó liên quan đến kĩ năng biến đổi, tư duy toán lí dựa quan hệ các đại lượng dao động điện xoay chiều.
3.1. Mạch điện xoay chiều RLC + Dạng bài cơ bản áp dụng công thức: tính dung kháng, cảm kháng, tổng trở mạch, độ lệch pha u, i khi đã biết các đại lượng trên …

+ Dạng bài cơ bản xác định hệ số công suất, công suất của mạch điện xoay chiều.

+ Các dạng bài đơn giản về cực trị trong mạch điện mang tính áp dụng công thức.

+ Lí thuyết và các dạng bài khó xác định các giá trị cực đại, hiệu dụng và độ lệch pha các đại lượng dao động trong mạch điện.

+ Lí thuyết và các dạng bài khó về xác định hệ số công suất, công suất trong mạch RLC

+ Lí thuyết và các dạng bài khó về hiện tượng cộng hưởng điện.

+ Lí thuyết và các dạng bài về cực trị trong mạch RLC khi R hoặc L hoặc C hoặc ω thay đổi.

+ Dạng bài về các giá trị tức thời trong mạch RLC.

+ Dạng bài hộp kín.

3.2. Máy phát điện xoay chiều + Lí thuyết và các dạng bài dễ về máy phát điện xoay chiều một pha như xác định tần số dòng điện. + Lí thuyết và các dạng bài khó về máy phát điện, động cơ điện.
3.3. Máy biến áp, truyền tải điện năng đi xa + Lí thuyết và các dạng bài tập dễ về máy biến áp, truyền tải điện năng đi xa. + Lí thuyết và các dạng bài tập khó về máy biến áp, truyền tải điện năng đi xa.
Dao động điện từ Chiếm khoảng 2-3 câu, dạng bài ít hầu hết là câu hỏi dễ và trung bình, một số câu hỏi khó, lạ trong các năm liên quan đến địa lí
4.1. Mạch dao động LC + Lí thuyết và các dạng bài dễ xác định giá trị cực đại các đại lượng dao động điện áp, điện tích một bản tụ, cường độ dòng điện trong mạch.

+ Lí thuyết và các dạng bài dễ xác định giá trị tức thời các đại lượng dao động thông qua công thức độc lập thời gian của các đại lượng dao động.

+ Lí thuyết và các dạng bài khó xác định giá trị cực đại các đại lượng dao động điện áp, điện tích một bản tụ, cường độ dòng điện trong mạch.

+ Lí thuyết và các dạng bài khó xác định giá trị tức thời các đại lượng dao động thông qua công thức độc lập thời gian của các đại lượng dao động.

+ Lí thuyết và các dạng bài khó về năng lượng mạch dao động LC.

4.2. Sóng Điện Từ

 

+ Lí thuyết và các dạng bài định tính về sóng điện từ.

+ Lí thuyết và các dạng bài tập về xác định tần số, chu kì, bước sóng mà mạch LC thu phát được.

4.3. Thu phát sóng điện từ + Lí thuyết và bài tập định tính về sóng vô tuyến. + Lí thuyết và các dạng bài tập khó về xác định tần số, chu kì, bước sóng mà mạch LC thu phát được.
Sóng ánh sáng Khoảng 6-7 câu, hầu hết là câu hỏi dễ, các câu hỏi khó hơn tập trung vào các giao thoa ánh sáng đa sắc hoặc giao thoa ánh sáng trắng.
5.1. Tán sắc ánh sáng + Lí thuyết và các dạng bài dễ về tán sắc ánh sáng: tốc độ, bước sóng ánh sáng truyền trong các môi trường. + Lí thuyết và các dạng bài khó về tán sắc ánh sáng: tốc độ, bước sóng ánh sáng truyền trong các môi trường.
5.2. Nhiễu xạ ánh sáng. Giao thoa ánh sáng + Lí thuyết và các dạng bài về giao thoa sóng ánh sáng: thay đổi điều kiện giao thoa, sự trùng vân khi hai khe chiếu đồng thời nhiều bức xạ… + Lí thuyết và các dạng bài về giao thoa sóng ánh sáng: thay đổi điều kiện giao thoa, sự trùng vân khi hai khe chiếu đồng thời nhiều bức xạ…
5.3.Các loại quang phổ. Tia hồng ngoại. Tia tử ngoại. Tia X. Thang sóng điện từ + Lí thuyết và dạng bài định tính về quang phổ và các tia.
Lượng tử ánh sáng Khoảng 4 câu, các bài tập hầu hết là dễ và trung bình, dạng bài ít
6.1. Thuyết lượng tử ánh sáng. + Lí thuyết về thuyết lượng tử ánh sáng và các dạng bài đơn giản tính e, f, l, A ..
6.2. Hiện tượng quang điện ngoài, quang điện trong, quang – phát quang. + Lí thuyết về một số ứng dụng của hiện tượng quang điện trong, quang phát quang

+ Các dạng bài về giới hạn quang điện kim loại.

+ Các dạng bài ống phát tia X.

+ Các dạng bài khó về giới hạn quang điện kim loại.

+ Các dạng bài ống phát tia X.

6.3. Mẫu nguyên tử Borh + Dạng bài tập về mẫu nguyên tử Bo. + Dạng bài tập khó về mẫu nguyên tử Bo, chú ý các dạng bài có tích hợp kiến thức điện trường lớp 11
Hạt nhân nguyên tử Khoảng 4-5 câu, các câu hỏi hầu hết là dễ và trung bình, dạng bài không nhiều.
7.1. Cấu tạo hạt nhân. + Lí thuyết và các dạng bài về cấu tạo hạt nhân.
7.2 Thuyết tương đối + Lí thuyết và các dạng bài về thuyết tương đối.
7.3. Độ hụt khối, năng lượng liên kết trong hạt nhân + Lí thuyết và các dạng bài về độ hụt khối và năng lượng liên kết hạt nhân.
7.4. Phản ứng hạt nhân + Các dạng bài về viết phương trình phản ứng hạt nhân, năng lượng phản ứng hạt nhân,…

+ Các dạng bài tính năng lượng phản ứng hạt nhân.

+ Lí thuyết và các dạng bài tập khó về phản ứng hạt nhân: hạt đứng yên bị phân rã thành hai hạt khác, hạt A bắn vào hạt bia B sinh ra hạt C và D, …
7.5. Hạt nhân phóng xạ + Lí thuyết và các dạng bài tập xác định số hạt còn lại và hạt đã bị phân rã. + Lí thuyết và các dạng bài tập khó xác định số hạt còn lại và hạt đã bị phân rã.

 

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!