Yêu cầu cứng nhắc của Bộ, lối đi nào cho teen 2k1?

“Tuyệt đối không dạy nội dung ngoài sách giáo khoa” – chỉ đạo mới nhất này của Bộ có thể sẽ gây ra nhiều hiểu nhầm, lệch định hướng khiến việc dạy của các thầy cô cũng như việc học hành của teen 2k1. Cụ thể như thế nào và cách giải quyết ra làm sao, hãy cùng xem bài viết bên dưới nhé!

Yêu cầu cứng nhắc từ Bộ

Trong hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành cho năm học 2017 – 2018 của Bộ GD-ĐT, Bộ đã đưa ra những tư tưởng chỉ đạo tiến bộ như: Thực hiện hiệu quả kế hoạch nhà trường, tiếp tục đổi mới kiểm tra, đánh giá” góp phần thúc đẩy giáo dục tích cực. Tuy nhiên, yêu cầu “tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa” lại là điểm còn nhiều bất cập.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Liệu nội dung sách giáo khoa có đáp ứng đủ những yêu cầu về mặt kiến thức, thực tiễn, sát với đề thi hay không?
Đối với môn Ngữ Văn chẳng hạn. Thật sự không ổn đối với các bạn thí sinh thi đại học khi mà đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn có nhiều nội dung ngoài sách giáo khoa. Những phần Văn nghị luận đòi hỏi học sinh phải nắm chắc được các vấn đề nóng, điều còn tồn tại trong xã hội một cách sâu rộng. Những điều này đâu phải là những bài mà các bạn được học trong sách giáo khoa bởi nó mang tính thời điểm rất cao. Teen cần phải trau dồi nhiều từ kiến thức thực tế, cập nhật những vấn đề cấp bách mà xã hội đang gặp phải thì mới có thể làm tốt những bài nghị luận.


Cùng nói về chủ đề này, thầy Trịnh Văn Quỳnh, giáo viên dạy Ngữ văn Trường THPT Lương Thế Vinh, tỉnh Nam Định cho rằng: “Tôi nghĩ không nên bó buộc sự tự do, sáng tạo của người dạy và người học. Đặc biệt là khi chính Bộ đã có chủ trương một chương trình mà nhiều bộ sách”
Cô Đặng Thị Anh Phương, giáo viên Trường THPT Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cũng chia sẻ: “Tôi nghĩ không nên quá cứng nhắc, bởi tuỳ vào đối tượng học sinh mà mình có thể phát triển. Cùng là một nội dung hay vấn đề nhưng nếu với học sinh khá giỏi hoàn toàn có thể phát triển hoặc mở rộng thêm cho các em”.
“Nếu tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài SGK thì Bộ có cam kết sách giáo khoa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về kiến thức và kỹ năng người học? SGK có thể có nội dung cập nhật kịp với thời cuộc không? Rồi xem có truyền được cảm hứng cho học sinh, có nội dung nào dạy học sinh nuôi dưỡng ước mơ hoài bão, dạy học sinh cách định hướng nghề nghiệp không?” – Một giáo viên tại Bình Dương đồng quan điểm với những ý kiến trên.

Lối đi nào dành cho teen 2k1?

Qua những thông tin cũng như những ý kiến mà thầy cô phân tích ở trên, teen 2k1 nên biết rằng: Dù Bộ có mong muốn gì sau tuyên bố: tuyệt đối không dạy kiến thức ngoài sách giáo khoa, cụ thể với các bạn là chương trình sách giáo khoa lớp 11, thì học sinh cũng nên có cái nhìn tích cực hơn, chủ động hơn trong việc tìm kiếm, trau dồi nhiều kiến thức khác liên quan đến nội dung trong sách,… Nếu làm được như vậy, các bạn mới có thể hiểu sâu, hiểu rộng kiến thức, nhạy bén với những điểm nóng quan trọng của xã hội và đồng thời các bạn sẽ làm chủ được việc học tập của mình, chuẩn bị sớm cho kì thì THPT quốc gia 2019.
Bạn nào muốn ứng dụng cách học chủ động chương trình lớp 11 đem lại hiệu quả cao thì VÀO ĐÂY nhé!

 

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!