“Mạng nhện” – phương pháp độc nhất vô nhị giúp teen 2k “tóm gọn” lý thuyết Hóa

Lý thuyết Hóa là cái phần “khó nhằn” nhất mà 10 đứa học thì đến 8 đứa gặp rắc rối với nó. Với độc chiêu “mạng nhện” này của thầy Nguyễn Ngọc Anh, teen 2k khỏi lo vì việc học lý thuyết sẽ cực kỳ “dễ nhằn”.

Độc chiêu “mạng nhện” của thầy Nguyễn Ngọc Anh

Đặc trưng của Hóa học là nghiên cứu về đặc điểm của từng nhóm chất trong tự nhiên. Được phân chia thành Hóa học Vô cơ và Hóa học Hữu cơ. Với mỗi nhóm chất các em cần phải nắm chắc các nội dung lý thuyết (danh pháp, ảnh hưởng của cấu tạo đến nhiệt độ sôi và độ tan trong H2O, tính chất hóa học đặc trưng, phương pháp điều chế) và cách nhận dạng loại bài tập tính toán.

Vấn đề gây khó khăn cho các em là phải ghi nhớ rất nhiều đặc điểm của một nhóm chất, trong khi chương trình thi THPT bao gồm rất nhiều nhóm chất. Để nhớ các đặc điểm của mỗi nhóm chất các em có thể sử dụng sơ đồ tư duy mindmap. Tuy nhiên, đặc trưng của Hóa học là có sự liên quan nhất định giữa các nhóm chất với nhau, vậy cần phải có phương pháp khác để thấy được sự liên quan này và giúp cho các em dễ dàng xâu chuỗi kiến thức lại. Và đó là lý do để sơ đồ “mạng nhện” ra đời. Phương pháp này giúp các em đỡ vất vả hơn rất nhiều và không rơi vào tình trạng cố học thuộc lòng kiến thức để rồi học trước quên sau.

Sơ đồ mạng nhện có 2 loại :

Loại thứ nhất là sự liên kết các tính chất đặc trưng của các nhóm chất có sự tương quan đến nhau.

Ví dụ : Oxit Bazo – Bazo – Muối – Axit – Oxit axit có sự tương quan đến nhau nên có thể biểu diễn trên sơ đồ “mạng nhện“. Khi đó các em nhìn vào 1 sơ đồ sẽ nhớ lại được tính chất của các nhóm chất liên quan. Ở đây là tính chất chung của nhóm chất nhé.

Tương tự, trong Hóa Hữu cơ các em có thể xây dựng các sơ đồ với nhóm chất có liên quan như :

Ankan – Anken – Ankin – Aren

Rượu – Este-Axit cacboxylic – Muối cacboxylat.

Rượu – Andehit/Xeton – Axit cacboxylic

Amin – Aminoaxit – Axit…

Loại thứ 2 là sơ đồ  “mạng nhện” gồm các phản ứng Hóa học đặc trưng cho chất cụ thể.

Đây là cách các em có thể biểu diễn mối tương quan của các nhóm chất bằng phản ứng qua lại. Mỗi nhóm chất liên quan các em chọn 1 chất đặc trưng để thể hiện lên sơ đồ.

Như vậy, loại 1 sẽ là hình ảnh tổng quát cho nhóm chất, cho các em nhớ những kiến thức chung. Sau khi tổng ôn lại bằng sơ đồ loại 1 thì các em nên xây dựng sơ đồ loại 2 cho mình, vì sơ đồ loại 2 giúp các em dễ xây dựng chi tiết và đa dạng hơn.

Sử dụng tốt 2 loại sơ đồ này, các em có thể học và ôn kiến thức rất dễ dàng, không lạc vào “mê cung” kiến thức không biết lối ra, hạn chế sự nhầm lẫn, bỏ sót kiến thức, có tư duy mạch lạc và logic hơn.

Teen 2k nào muốn “tóm gọn” lý thuyết Hóa với “mạng nhện” thì VÀO ĐÂY học với thầy Nguyễn Ngọc Anh nhé! Đây là Facebook của thầy: thaygiaoXman, các em có thể vào kết bạn và theo dõi để xem những hướng dẫn, chia sẻ của thầy về việc học Hóa nhé!

bi-kip-luyen-thi-dai-hoc-cua-thu-khoa

Thi THPT QG 2017: “Bão điểm 10” làm 99 hoang mang, 2k dè chừng

Bắt bệnh cho teen 2k chưa biết học từ đâu để thi THPTQG 2018

Bỏ thi THPTQG 2018 trên giấy: Teen 2K sướng hay khổ?

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!