Một khóa học cho dù có chất lượng tốt và hữu ích đến đâu chăng nữa nhưng các bạn không biết cách học đúng thì sẽ dẫn đến “tiền mất tật mang”. Vậy làm thế nào để học khóa Nền tảng 2018 hiệu quả nhất, hãy xem 6 bí kíp dưới đây nhé!
1. Lập thời gian biểu
Các bạn cần xây dựng cho mình một lịch học cụ thể và thực hiện nghiêm ngặt. Khả năng tiếp nhận kiến thức và thời gian của mỗi người sẽ khác nhau nên cần tính toán kỹ để đảm bảo bản thân tiếp thu tốt nhất bài giảng của các thầy. Các bạn sẽ chủ động thời gian hoàn toàn khi học online: không có thầy cô điểm danh, nhắc nhở nếu vắng mặt. Do đó, bắt buộc bạn phải tự giác, nghiêm khắc với bản thân thì học tập mới đạt hiệu quả cao.
2. Đặt mục tiêu rõ ràng
Khi đã có thời gian biểu rồi, cần xác định mục tiêu bạn muốn đạt được. Ví dụ sau khi học xong khóa học sẽ nắm chắc được tất cả kiến thức cơ bản, hay đạt được bao nhiêu điểm mỗi môn. Mục tiêu càng cụ thể và rõ ràng thì các bạn sẽ biết được mình phải làm những gì, có thêm động lực để cố gắng.
3. Chuẩn bị bài mới trước khi vào học
Trước mỗi bài học mới, bạn nên tìm hiểu trước nội dung bài đó là gì (có thể đọc SGK), từ đó xem những phần nào mình có thể hiểu được rồi, phần nào chưa thể hiểu được hoặc thấy khó thì sẽ tập trung kỹ vào phần ấy hơn.
Cách này sẽ giúp bạn không bị bỡ ngỡ trước những kiến thức mới, và dễ học, dễ hiểu, nhớ sâu bài giảng hơn.
4. Học đến đâu sâu đến đấy
“Học phải đi đôi với hành”, đừng chỉ ngồi xem bài giảng không mà hãy chuẩn bị giấy, bút, ghi chép lại tất cả những phần quan trọng, đặc biệt là những phần thầy giáo nhấn mạnh, đồng thời làm những bài tập đơn giản ngay trong video bài giảng để hiểu lý thuyết và biết cách vận dụng.
5. Tích cực trao đổi
Thay vì chỉ đơn thuần học và làm bài tập qua video, bạn nên thảo luận và kết bạn với các bạn khác cùng học (có thể tham gia diễn đàn HOCMAI). Bạn cũng có thể trao đổi trực tiếp với giảng viên qua livestream, group, email để gửi những câu hỏi thắc mắc và được giải đáp. Việc trao đổi này sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn, biết nhiều hơn và có thêm động lực học tập từ các thầy, từ bạn bè.
6. Giữ gìn sức khỏe – Thoải mái tinh thần
Đừng tự tạo áp lực cho mình, chỉ nên học khi tinh thần thoải mái, đầu óc tỉnh táo nhất. Không nên cố chạy theo số lượng hoặc “đua” với các bạn khác vì vừa hại sức khỏe, vừa không thể tiếp thu được bài một cách hiệu quả nhất.