6 ‘kinh nghiệm vàng’ giúp teen học Lịch sử dễ dàng

Không ít teen quan niệm, Lịch sử là môn học thuộc lòng, rất khó để nhớ, lại rất nhanh quên hoặc nhớ lẫn lộn, không chính xác. Nếu bạn cũng như vậy thì hãy đọc ngay 6 “kinh nghiệm vàng” giúp học Lịch sử dễ dàng dưới đây!

Lê Thị Thu Hương (Giảng viên tại Đại học Thủ đô Hà Nội) khuyên các bạn học sinh: “Nhiều em ngại học Sử vì thấy kiến thức dài dòng, khô khan, nhiều sự kiện, khó nhớ. Nhưng đó là do các em tiếp cận với cách học hoàn toàn thụ động: đọc – chép, học thuộc lòng… Để học tốt, trước hết các em phải hứng thú với môn học, học với tâm lý thoải mái nhất, sau đó mới đến phương pháp học như thế nào”.

Cô mong rằng 6 kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp các em thấy học môn Sử không còn là ác mộng.

1. Thoải mái (Học khi hứng thú, thư giãn khi mệt)

Sự thực là nếu như bạn rất mệt mỏi và không hứng thú với việc học thì có cố nhồi nhét cũng chỉ khiến cho bạn thấy chán nản, áp lực hơn hay thậm chí là thấy sợ học.

  • Hãy thoải mái nghỉ ngơi khi mệt, thư giãn khi chán.
  • Tìm những nơi như bờ sông, cánh đồng lúa, hàng cây…(ở nông thôn) hay công viên, vườn hoa…(ở thành phố) sẽ rất tốt cho việc thư giãn và lấy lại tinh thần.
  • Học khi thể trạng tốt nhất và tâm lý thoải mái nhất.

Đây là bí quyết cực kì quan trọng, nó quyết định toàn bộ đến sự hiệu quả của những bí quyết dưới đây.

2. Học kỹ kiến thức sách giáo khoa

Bạn Phạm Hồng Ngọc – THPT chuyên Vĩnh Phúc, giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Sử 2015 cho biết: “Đầu tiên nên học kỹ các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng giáo điều tuân thủ hoàn toàn sách giáo khoa mà phải biết tìm hiểu, tham khảo các nguồn thông tin khác như sách báo, internet, tài liệu lịch sử… Mỗi ngày nên dành cho môn Sử ít nhất 2 tiếng nếu chọn đó làm môn xét tuyển vào ĐH, CĐ và nên học vào những lúc mình cảm thấy hứng thú nhất”.

Teen nên học kỹ kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa nhưng không phải học tất cả, hãy tập trung vào những kiến thức trọng tâm liên quan đến kỳ thi THPT QG.

3. Dùng sơ đồ cây (Sơ đồ tư duy)

Với lịch sử trải qua hàng thế kỉ, của Việt Nam và cả nhiều nước trên thế giới, việc bạn học thuộc lòng toàn bộ kiến thức là vô cùng khó khăn.

“Học Sử chỉ cần học những ý chính, không cần chú tâm vào câu chữ vì câu chữ mình có thể tự nghĩ và viết ra được. Đối với các mốc thời gian, nếu mình không nhớ cụ thể ngày thì mình ghi tháng, năm, nếu không nhớ tháng thì chỉ ghi năm tránh trường hợp ghi sai thời gian xảy ra sự kiện lịch sử. Ghi sai thời gian thì chắc chắn là không có điểm” – Nguyễn Trọng Hiếu (THPT Vũng Tàu, giải nhì kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử 2015) chia sẻ.

Sử dụng sơ đồ cây diễn đạt lại ngắn gọn và súc tích nội dung kiến thức, từ ý chính dẫn đến các ý phụ, hoặc từ ý nhỏ dẫn đến các ý lớn. Thoải mái sáng tạo, trình bày theo cách mà bạn thích, như vậy sẽ giúp dễ nhớ, dễ hiểu.

Kinh nghiệm vàng giúp teen học Lịch sử dễ dàng4. Tạo niềm hứng thú cho việc học

Nếu chỉ ngồi học trong sách giáo khoa hay thầy cô trên lớp thì sẽ rất nhàm chán, hãy tạo cho mình sự hứng thú học tập bằng cách đổi mới cách học.

Facebook có cả chức năng… học lịch sử: “Trong những ngày ôn thi học sinh giỏi quốc gia, em thường xuyên vào các trang, nhóm, diễn đàn liên quan đến lịch sử trên Facebook, ở đó em có thể xem được nhiều video các trận đánh, những phân tích về các sự kiện lịch sử, cái nhìn đa chiều trong comment của mọi người. Mình cứ đọc, xem rồi nó thẩm thấu vào trí nhớ của mình một cách rất tự nhiên và không hề bị nhàm chán” – Phạm Hồng Ngọc nói.

Đồng quan điểm với Ngọc, Nguyễn Trọng Hiếu cũng chia sẻ: “Có những phần mình có thể lên mạng để coi như những trận đánh, hình ảnh lịch sử, nhân vật lịch sử… Bây giờ công nghệ thông tin phát triển mình có thể nhờ mạng để cập nhật và tra cứu những thông tin lịch sử cần thiết”.

5. So sánh giống và khác để học một nhưng nhớ nhiều

Có thể nói đây là một phương pháp đơn giản, dễ làm mà tính hiệu quả lại đặc biệt cao.

Chỉ cần đưa ra những tiêu chí so sánh chung cho hai hoặc nhiều hơn những sự kiện, sự việc, câu chuyện xảy ra ở cùng một không gian hay thời gian, những con số gần giống nhau của các nội dung khác nhau thì lượng kiến thức khổng lồ sẽ được gói gọn lại rất nhiều.

Ví dụ, so sánh các hội nghị Trung ương Đảng với nhau về mục tiêu, nhiệm vụ, khẩu hiệu, xác định kẻ thù…, các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn – khởi nghĩa Nam Kỳ và binh biến Đô Lương về nội dung, diễn biến, kết quả, ý nghĩa.

6. Học ngay từ bây giờ

Những bí quyết ở trên sẽ chỉ là lý thuyết suông nếu teen không áp dụng ngay từ lúc này, khi đã chuẩn bị lên lớp 12 rồi, xem thêm nhiều bí quyết học môn khác giúp ôn luyện tốt nhất cho kỳ thi THPT QG 2018 TẠI ĐÂY nhé! 

“Xây nền vững vàng, luyện thi cực nhàn”

845x300 (25)

Xem thêm

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!