Sau khi Bộ công bố đề thi tham khảo ngày vào 14/5, có rất nhiều ý kiến xung quanh lần ra đề này. Tuy nhiên, nhìn chung đề thi được đánh giá là chất lượng, hạn chế học sinh sử dụng máy tính và có tính phân hóa học sinh cao.
Đề thi tham khảo môn Toán: TẠI ĐÂY
- Phạm vi kiến thức đề thi
+ Nội dung thi đều nằm trong chương trình lớp 12.
+ Các câu trong đề bao phủ toàn bộ kiến thức lớp 12 với tỉ lệ câu hỏi giống như đề thi minh họa (T10/2016) và đề thử nghiệm (T1/2017):
- Hàm số và các bài toán liên quan (11 câu)
- Mũ và logarit (10 câu)
- Nguyên hàm – Tích phân (7 câu)
- Số phức (6 câu )
- Hình học không gian (4 câu)
- Mặt cầu, mặt trụ, mặt nón (4 câu)
- Hình học tọa độ Oxyz (8 câu)
- Cấu trúc đề thi
+ Các câu trong đề được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó. Điều này tạo thuận lợi định hướng cho các em học sinh về độ khó, dễ của từng câu trong chuyên đề. Học sinh có thể chủ động tập trung ôn tập phần kiến thức phù hợp với mục tiêu điểm số của mình.
+ Đề thi chia thành 2 phần khá rõ ràng:
Phần 1: gồm 30 câu , từ câu 1 đến câu 30 chiếm 60% là những câu có mức độ nhận biết và thông hiểu với mục đích xét tốt nghiệp.
Phần 2: bao gồm 20 câu, từ câu 31 đến câu 50 chiếm 40% là những câu ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao với mục đích phân loại học sinh xét tuyển vào các trường đại học.
Cụ thể
+ Với phần 1: 30 câu hỏi đều ở mức độ dễ và trung bình, được phân bổ ở các chuyên đề. Để làm được học sinh chỉ cần trải qua 1 đến 2 bước suy luận, tính toán. Đề có thêm nhiều dạng câu hỏi mới với hướng tiếp cận là ít tính toán trực tiếp bằng casio, chỉ cần hiểu bản chất bài toán là dễ dàng giải được.
Với đề thi tham khảo lần này, học sinh có mục tiêu giành điểm cao bên cạnh việc đòi hỏi tốc độ thí sinh vẫn phải đảm bảo sự chính xác. Với học sinh học lực trung bình khá cần nắm chắc kiến thức cơ bản. Đặc biệt, dù là nhóm học sinh có lực học trung bình hay khá giỏi thì đều cần rèn luyện để tránh mắc lỗi sai ngớ ngẩn: tính toán nhầm, quan sát bảng và đồ thị chưa chính xác, dùng quá nhiều thời gian cho câu dễ. Như câu 11 dễ nhầm lẫn khi xác định các đường tiệm cận thông qua bảng biến thiên và câu 15 dễ nhầm dạng đồ thị của hàm cần xác định…
2 câu hỏi dễ gây nhầm lẫn cho học sinh trong đề thi tham khảo
+ Với phần 2: 20 câu hỏi đều ở mức độ khó và cực khó, cũng được phân bổ ở khắp các chuyên đề. Khác với đề minh họa và đề thử nghiệm, đề tham khảo lần này không có câu hỏi thực tiễn. Một trong những điểm nổi bật là đề có một số câu ở độ khó cao như câu 48 và một số câu tuy không quá khó nhưng ít xuất hiện nên cũng gây nhầm lẫn như câu 34 (về ứng dụng tích phân tính thể tích vật thể), câu 47 (hình tọa độ Oxyz). Đây là 2 dạng câu hỏi mà học sinh ít được được tiếp xúc, sẽ mất thời gian để tìm hướng giải.
- Đối với kĩ năng dùng máy tính:
Trong đề có khoảng 10 câu có thể sử dụng trực tiếp bằng Casio để giải (câu 1, 5, 13, 14, 19, 22, 24, 33, 35, 40). Nhìn chung đề thi ra theo hướng “hạn chế” học sinh sử dụng máy tính. Sự “hạn chế” ở đây không phải là không dùng được máy tính mà thể hiện ở chỗ: với những câu học sinh có thể dùng máy tính thì một học sinh học lực khá hoàn toàn có thể tính nhẩm với tốc độ có thể nhanh hơn cả việc bấm máy. Như vậy, không có sự chênh lệch quá nhiều trong việc sử dụng máy tính hay không sử dụng máy tính. Với học sinh khá giỏi hoàn toàn có thể làm mà không cần bấm máy, với học sinh trung bình yếu thì có thể dùng máy tính để kiểm tra kết quả để tránh sai sót.
Qua những nhận định trên, có thể nói đề thi tham khảo của Bộ công bố ngày 14/05 vừa qua, độ khó của các câu hỏi hợp lý, có tính phân hóa học sinh cao, đặc biệt là đối tượng 8-9 với 9-10.
Cuối cùng, kỳ thi đang ngày càng đến gần, K12 hãy chuẩn bị thật tốt tinh thần, kiến thức, kỹ năng để có thể hạ gục được mọi dạng đề thi trong kỳ thi THPT quốc gia trong tháng 6 tới nhé!
Đáp án đề thi tham khảo: