Văn thơ không có lỗi, lỗi tại teen 2k3 học chưa đúng cách

Việc học thuộc những bài văn bài thơ vừa dài vừa khoai đối với teen 2k3 chưa bao giờ trở nên đơn giản đến thế. Các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để có được phương pháp hoc thuộc dễ như ăn cháo nhé!

 

  1. Không gian và thời gian hợp lý:

 

Việc thuộc bài nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm bạn chọn để học và thời điểm bắt đầu học.

Không gian: Tốt nhất nên chọn một nơi rộng, thoáng, tĩnh lặng, nhưng đừng quá im lặng vì có thể tạo sự căng thẳng và dễ gây buồn ngủ. Góc học tập gọn gàng và trong lành cũng sẽ giúp bạn mau thuộc bài hơn. Bạn có thể chọn cho mình một tư thế học phù hợp, đứng, ngời hoặc đi lại. Bạn cảm thấy tư thế nào thoải mái giúp bạn thư giãn khi học thì bạn nên chọn nó.

Thời gian: Nhiều bạn cho rằng buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để học nên thường để “nước tới chân mới nhảy”, tức là nếu sáng mai có bài kiểm tra thì tối hôm nay ngủ sớm để sáng dậy sớm học bài… Đúng là đầu óc sẽ rất minh mẫn vào sáng sớm, thuộc bài rất dễ nhưng quên cũng rất mau. Có thể bạn thuộc ngay nhưng đến trưa hoặc chiều sẽ rất khó khăn khi nhớ lại. Còn học buổi tối mất thời gian hơn một chút nhưng sáng dậy bạn sẽ nhớ rất kĩ và thời gian nhớ kéo dài. Từ 7-9h tối đầu óc còn minh mẫn, bạn nên học các môn suy luận logic như toán, lý, hóa,… Sau 9h, đầu óc cần được nghỉ ngơi, bạn nên học các môn nhẹ nhàng như văn, sử, địa,… để có tinh thần thoải mái trước khi đi ngủ.

  1. Nắm bắt những nội dung chính:

Trước khi học thơ hay văn, các bạn nên đọc qua một lượt từ đầu đến cuối văn bản để tìm ra bố cục hợp lý, ứng với mỗi đoạn thì nội dung của nó là gì. Với cách này, bạn có thể nắm được nội dung bài một cách toàn diện, giúp bạn học thuộc nhanh hơn bởi vì trong đầu bạn đã hình dung ra được kết cấu, những nội dung trọng tâm cần nắm được.

Ví dụ với văn bản “Chị em Thúy Kiều”, bạn có thể chia bố cục như sau:

  • 4 câu đầu: giới thiệu khái quát về chị em Thúy Kiều.
  • 4 câu tiếp: miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân.
  • 12 câu tiếp: miêu tả vẻ đẹp của Thú Kiều.
  • 4 câu cuối: miêu tả khái quát về cuộc sống của hai chị em Thúy Kiều

Khi viết bài văn nghị luận văn học về vẻ đẹp của Thúy Kiều, bạn nhớ rằng: “ À, ông Nguyễn Du miêu tả Kiều bằng 12 câu thơ thôi, đơn giản mình thuộc 12 câu đấy rồi.” và bạn viết ra dẫn chứng để phân tích vẻ đẹp nàng Kiều một cách ngon lành.

  1. Năm quy tắc vàng để học thuộc, nhớ lâu, nhớ tới già:

  • Đầu tiên, bạn cần tạo động lực cho bản thân. Điều này sẽ giúp bạn hứng thú hơn khi học, khiến cho việc học thuộc trở nên thú vị mà không còn nhàm chán.

Ví dụ: bạn chưa từng được tám điểm môn ngữ văn, bạn có thể lấy đó làm động lực để cố gắng. Hoặc, sau khi học thuộc văn bản này, bạn có thể thoải mái thư giãn mà không cần lo ngày mai tới lớp sẽ bị cô giáo gọi lên bảng kiểm tra.

  • Cần tập trung cao độ khi học thuộc. Ngay từ đầu bạn mà lơ là mất đi phương hướng thì bạn có học bài ấy trong bao lâu cũng chẳng thể thuộc nổi một câu.
  • Bạn chỉ có thể học thuộc khi bạn hiểu. Nếu bạn không hiểu vấn đề thì bạn thuộc bài cũng chỉ như “học vẹt” mà thôi, suốt ngày cứ ê a “rắn là một loại bò, sát không chân” thì không những không đạt hiệu quả mà còn mất thời gian. Chính vì vậy, khi ở trên lớp, bạn hãy cố gắng tiếp thu kiến thức được thầy cô truyền đạt, nắm rõ, hiểu đúng bản chất, chỗ nào không hiểu bạn phải hỏi lại ngay và ghi chép cẩn thận. Làm như thế là bạn đã tiết kiệm được 50% thời gian học thuộc bài rồi đấy.
  • Sẽ rất tốt nếu bạn kết hợp nghe, đọc, ghi chép… Hiệu quả sẽ tăng lên gấp 3 lần.
  • Khi học phải biết liên tưởng và hình dung trong đầu.

Ví dụ: Tiếp tục với văn bản “Chị em Thúy Kiều”, Kiều được miêu tả: “Làn thu thủy nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.” Bạn có thể gạch chân dưới các từ khóa như “làn thu thủy”, “nét xuân sơn”, “hoa ghen”, “liễu hờn” để ghi nhớ câu thơ, sau đó bạn hãy dùng trí tưởng tượng của bản thân để hình dung ra nàng Kiều sẽ như thế nào với cách miêu tả này. Việc làm này vừa giúp bạn nhớ được văn bản để làm dẫn chứng, vừa nhớ được những biện pháp nghệ thuật để phân tích.

  1. Câu thần chú “mưa dầm thấm lâu”:

Bạn hãy luôn ghi nhớ câu thần chú “mưa dầm thấm lâu” vì nó rất hữu ích đó. Bạn có thể cảm thấy nản khi học tới 3 lần rồi mà chỉ nhớ được một câu thơ trong văn bản. Bạn không nên lo lắng, bạn có thể học bài thơ ấy 5 lần, 6 lần hay thậm chí 10 lần, bạn có thể nhớ nhiều hơn. Với mỗi lần học, vốn kiến thức của bạn sẽ được lấp đầy thêm một ít. Bạn có thể ghi âm lại bài thơ đó vào điện thoại hoặc máy nghe nhạc, khi nào rảnh rỗi có thể nghe, bạn vừa nghe vừa nhìn văn bản, đây là một cách áp dụng câu thần chú này vô cùng bổ ích đó.

Tóm lại, với cách học thuộc đơn giản như đan rổ này, những chú dê vàng hãy chiến đấu hết mình để gạt hái thành công và mục tiêu bản thân đề ra trong tương lai.

Chúc các bạn thành công và đạt điểm cao môn Ngữ văn nhé!!!

Xem thêm:

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!