Tháng 4 là tháng mở đầu cho chuỗi kì thi liên tục diễn ra, và thi học kỳ II là kỳ thi mở đầu cho chuỗi thi cử ấy. Để có thể tận hưởng một mùa hè sôi động và bùng cháy một cách ý nghĩa nhất, chắc hẳn các bạn học sinh cần “nhẹ nhàng” vượt qua kỳ thi học kỳ II. Dưới bài viết này là định hướng và đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lí do tổ bộ môn Vật lí của HOCMAI biên soạn, cùng xem và chia sẻ nhé!
ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP
Lý thuyết cần nắm vững
Chương 4. TỪ TRƯỜNG
- Từ trường: Khái niệm và tính chất của từ trường, đặc điểm các đường sức từ của từ trường.
- Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn thẳng đặt trong từ trường: Đặc điểm, biểu thức. Quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực từ.
- Cảm ứng từ trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt: dạng đường sức từ, đặc điểm và biểu thức độ lớn của cảm ứng từ. Các quy tắc (nắm tay phải, nam bắc) để xác định chiều các đường sức từ. Nguyên lí chồng chất từ trường.
- Lực Lorenxo: Định nghĩa, đặc điểm và biểu thức độ lớn. Quy tắc bàn tay trái xác định chiều của lực Lorenxo
Dành cho chương trình nâng cao
- Tương tác giữa hai dây dẫn song song có dòng điện chạy qua: đặc điểm, công thức tính lực tương tác giữa hai dây dẫn
- Khung dây có dòng điện đặt trong từ trường: Đặc điểm (phương, chiều, độ lớn) của mô men lực từ tác dụng lên khung dây điện
Chương 5. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
- Hiện tượng cảm ứng điện từ:
- Định nghĩa hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện cảm ứng, suất điện động cảm ứng
- Từ thông: Khái niệm, biểu thức và ý nghĩa.
- Biểu thức tính suất điện động cảm ứng
- Định luật Lenxo xác định chiều dòng điện cảm ứng
- Hiện tượng tự cảm
- Khái niệm và công thức tính từ thông riêng, độ tự cảm của ống dây và suất điện động tự cảm
- Biểu thức tính năng lượng từ trường trong ống dây điện
- Dòng điện Fuco và ứng dụng
Dành cho chương trình nâng cao
Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường: Đặc điểm (chiều, độ lớn) của suất điện động trong đoạn dây dẫn chuyển động. Quy tắc bàn tay phải.
Chương 6. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
- Khúc xạ ánh sáng: Định luật khúc xạ ánh sáng, khái niệm chiết suất và mối liên hệ giữa chiết suất và vận tốc ánh sáng
- Phản xạ toàn phần: Hiện tượng phản xạ toàn phần, điều kiện có phản xạ toàn phần
Chương 7. MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC
- Lăng kính: Cấu tạo lăng kính, đường truyền của ánh sáng khi đi qua lăng kính. Các công thức lăng kính
- Thấu kính mỏng: Cấu tạo, phân loại thấu kính. Đường truyền của ánh sáng khi đi qua thấu kính, các công thức thấu kính
- Mắt: Cấu tạo của mắt. Phân biệt các tật khúc xạ của mắt và cách khắc phục, hiện tượng lưu ảnh trên màng lưới
- Kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn: nguyên tắc cấu tạo và công dụng và số bội giác của kính
Các dạng bài tập cơ bản
Chương 4. TỪ TRƯỜNG
- Dạng 1. Cảm ứng từ do các dòng điện có hình dạng đặc biệt gây ra.
- Dạng 2. Cảm ứng từ tổng hợp do nhiều dòng điện gây ra
- Dạng 3. Lực từ – lực Lorenxo
Chương 5. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
- Dạng 1. Từ thông – suất điện động cảm ứng.
- Dạng 2. Tự cảm – năng lượng từ trường
Chương 6. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
- Dạng 1. Vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng
- Dạng 2. Phản xạ toàn phần
Chương 7. MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC
- Dạng 1. Bài tập lăng kính
- Dạng 2. Bài tập thấu kính
- Dạng 3. Bài tập mắt
- Dạng 4. Bài tập các dụng cụ quang học: Kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn
Cấu trúc đề thi tại HOCMAI
- Đề kiểm tra gồm 10 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận, trong đó:
Chương 4. TỪ TRƯỜNG (3 câu trắc nghiệm, 1 câu tự luận) - Chương 5. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ (2 câu trắc nghiệm, 1 câu tự luận)
- Chương 6. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG (2 câu trắc nghiệm)
- Chương 7. MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC (3 câu trắc nghiệm, 1 câu tự luận)