Đề thi Văn “độc, lạ” ở Bắc Giang – Đây là sự sáng tạo vừa đủ hay quá đà?

Đề thi theo phong cách lạ ở tỉnh Bắc Giang xuất hiện trong thời gian vừa qua đã tạo nên nhiều suy nghĩ và cảm xúc khác nhau trong dư luận. 2k1 chú ý xem đề thi này có gì mà đặc biệt vậy nhé!

Xem thêm: 

Đề Văn theo phong cách “đuổi hình bắt chữ”

Mới đây trong kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia năm 2018 môn Văn ở tỉnh Bắc Giang đã xuất hiện đề thi theo hình thức “cực mở” và mới lạ. Đề thi có câu 1 (8 điểm) với nội dung như sau:

“Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày quan điểm của anh/chị về vấn đề được gợi ý từ bức ảnh trên”.

Ngay khi đề thi được “tung” rộng rãi lên mạng xã hội, đã xuất hiện nhiều luồng ý kiến nhận xét về phong cách ra đề thi này. 

Có một số ý kiến không đồng ý với cách ra đề thi như vậy thì cho rằng đây là cách lạm dụng “kênh hình ảnh” không cần thiết, so sánh đề thi như trò chơi “đuổi hình bắt chữ”, đề thi như vậy rất mơ hồ,…

“Với bức hình trong đề thi trên, quả thật tôi chưa nhìn thấy vấn đề gì ngoài sự áp đặt khiên cưỡng khơi gợi một loạt suy diễn phi lý” – Cô Trịnh Thu Tuyết, giáo viên dạy Văn trường Chu Văn An, Hà Nội

Bên cạnh đó thì cũng xuất hiện nhiều ý kiến tích cực, cảm thấy thích thú và ủng hộ, nhận xét rằng cách ra đề như vậy rất sáng tạo, tư duy, mới lạ, mang tính biểu tượng,…

“Đề thi có sự khác biệt, không chỉ là văn bản ngôn từ mà có thêm hình ảnh” – Thầy Trịnh Tuấn, giáo viên Ngữ văn ở Nam Định

“Cá nhân tôi rất thích đề bài này vì học sinh có thể tự do sáng tạo mà không gò ép các em theo một khuôn mẫu nào” – Cô Nguyễn H., giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi Văn tại TP.HCM.

Cách ra đề thi theo hướng mở rộng, sáng tạo như vậy không phải chưa từng có. Tuy hình ảnh như vậy chưa từng được đề cập trong bài học nào, một tiết dạy nào của chương trình văn học, nhưng dù sao đây cũng là một đề văn “dám” khác biệt, có thể khơi gợi và phát triển tư duy, ngôn ngữ ở học trò.

Phong cách ra đề thi theo hướng gợi mở tư duy cho học sinh như vậy không phải là chưa từng có. Như chúng ta đều biết thì đề thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2017 vừa qua, trong phần đọc hiểu có câu hỏi về “sự thấu cảm”. Cách ra đề thi như vậy đã mở ra cho các học sinh về sự thấu cảm – nguồn gốc của lòng trắc ẩn, đây là vấn đề rất thực tế. Với đề thi này, học sinh có thể thể hiện tư duy và ngôn ngữ riêng của mình để lý giải và thể hiện theo nhiều hướng khác nhau.  

Hãy vận dụng sự sáng tạo trong Văn học một cách đúng đắn

Chương trình Ngữ văn lớp 11 nội dung chủ yếu là thơ. Muốn học và cảm thụ trọn vẹn được các ý thơ mà hằng ngày “chúi” mũi vào sách giáo khoa ngồi “tụng kinh” thì chắc chắn teen 2k1 sẽ chẳng cảm được những câu thơ dào dạt cảm xúc ấy đâu.

Vì vậy để học tốt được Văn học 11 thì các bạn hãy học theo những cách sáng tạo và vận dụng kiến thức vào đời sống thực tế,… chứ không nên chỉ chăm chăm vào sách giáo khoa.

Các bạn có thể tìm những cách học sáng tạo khác nhau giúp bạn “nạp” môn Văn một cách nhanh chóng và dễ dàng như sơ đồ tư duy, nhập vai nhân vật,… Với những cách này bạn 2k1 sẽ có cái nhìn tổng quát về nội dung văn bản và thấy được mối liên quan giữa các ý văn trong tác phẩm.

Học Văn lớp 11 sẽ không khó và nhàm chán chút nào nếu 2k1 nắm được phương pháp học đúng đắn khi tham gia học Khóa cơ bản 11 nhé!

 

 Khóa học cơ bản lớp 11- Giải pháp nâng cao điểm số

Tiết kiệm 30% công sức và thời gian ôn thi THPT Quốc gia 2019  

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!