Teen 2K có biết: Ngành khoa học xã hội nào đang cực kì “khát” nhân lực? Trong vòng 3-5 năm nữa thôi sinh viên ra trường ngành khoa học xã hội chắc chắn sẽ được săn đón như “người nổi tiếng”.
1. Tương lai nào cho nhóm ngành khoa học xã hội?
Trong những năm gần đây, học sinh đổ xô đi đăng ký các ngành kinh tế. Để rồi khi tốt nghiệp ra trường, nguồn cung lao động lớn tới mức vượt quá nhu cầu tuyển dụng, dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên phải làm trái ngành, trái nghề đã được đào tạo.
Trong khi đó, các ngành xã hội nói chung thì đang ngày một phát triển và lại có nhu cầu tuyển dụng lớn, rất dễ xin việc mà thu nhập không hề thua kém các ngành kinh tế. Trên thực tế, sinh viên các ngành xã hội khi mới ra trường vẫn có lương từ 4-5 triệu đồng, thậm chí với những bạn tốt nghiệp loại Khá và có kỹ năng ngoại ngữ tốt, thu nhập có thể lên tới trên 6 triệu đồng. Chỉ riêng với ngành luật, nếu có học lực Giỏi, trình độ ngoại ngữ tốt, hoàn toàn có thể làm chuyên viên pháp chế cho các ngân hàng, doanh nghiệp nước ngoài, thu nhập không dưới 6-7 triệu đồng/tháng.
2. Nhóm ngành khoa học xã hội nào đang HOT?
-
Ngành Xã hội học
Theo báo Giáo Dục TP. HCM, năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 với tổng kinh phí thực hiện là 2.347 tỷ đồng.
Với đề án này, tới năm 2020, cả nước cần 60.000 nhân viên xã hội để mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 1 đến 2 cán bộ, nhân viên công tác xã hội. Riêng thời điểm hiện tại, đã cần tới 30.000 nhân lực trong ngành.
-
Ngành Luật
Theo trang Thông tin điện tử đầu tư nước ngoài – Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 3/2017 đã có 116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 54 tỷ USD (chiếm 17,9% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ hai với 42,49 tỷ USD (chiếm 14,1% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Britishvirgin Island, Hồng Kông.
Các tổ chức nước ngoài khi vào Việt Nam đầu tư luôn lo lắng đầu tiên là hành lang pháp lý. Chính vì vậy, cơ hội nghề nghiệp của ngành luật ngày càng một mở rộng: không chỉ bó hẹp tại các cơ quan chính phủ như tòa án, viện kiểm sát, văn phòng luật sư, cơ quan công chứng… mà còn là các tổ chức liên kết nước ngoài, công ty nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam…
-
Ngành Báo chí – Truyền thông – Quan hệ công chúng
Với xu hướng phát triển thông tin hiện nay, các ngành Báo chí, Truyền thông, Quan hệ công chúng càng có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn: không chỉ bó hẹp là những phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, đài phát thanh, truyền hình; hay làm công tác giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về báo chí và truyền thông đại chúng; mà còn có thể mở rộng sự nghiệp trong các tổ chức, doanh nghiệp chuyên về truyền thông, quan hệ công chúng, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp nước ngoài…
-
Ngành Du lịch – Lữ hành
Theo dự báo từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, trung bình tới năm 2025, nhu cầu nhân lực ngành Du lịch là 21.600 người/năm chỉ riêng tại thành phố này.
Theo đó, nếu có kiến thức chuyên môn tốt, cộng với việc chủ động học thêm nhiều ngoại ngữ khác nhau thì tỷ lệ sinh viên khi ra trường có việc làm sẽ rất lớn, và có mức thu nhập tốt là chuyện hoàn toàn có thể. Rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành văn hóa, du lịch – lữ hành, trở thành hướng dẫn viên du lịch, sale, điều hành tour… có mức lương trung bình 7-15 triệu đồng. Nếu tính cả tiền tip từ khách du lịch, thu nhập có thể lên mức 20 triệu đồng/tháng.
Teen 2K chắc chắn đang thấy tương lai của các ngành xã hội rất rộng mở phải không nào? Nếu các bạn có ý định sẽ thi các ngành xã hội nói trên trong năm 2018 mà chưa biết bắt đầu từ đâu thì có thể tham khảo ngay lộ trình học tập TẠI ĐÂY nhé!