Cô Dương Thu Hà – Giáo viên môn Sinh học HOCMAI chia sẻ về việc học của học sinh nói chung và học ứng dụng di truyền bằng sơ đồ tư duy nói riêng:
“Chào các em! Các em thường hay nghĩ rằng mình tiếp thu chậm, mình học kém hơn so với các bạn, mình không có khả năng tự học, học lí thuyết thật buồn ngủ và tẻ nhạt, lý thuyết không quan trọng bằng bài tập.
Các em đã bỏ lỡ cơ hội khám phá về bản thân, khả năng tư duy trí tuệ sáng tạo của mình đặc biệt là khả năng tự học. Các em hoàn toàn có thể tự học, thậm trí học rất tốt chỉ với bút màu, 1 tờ giấy.”
HÃY BẮT TAY HỌC ỨNG DỤNG DI TRUYỀN BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ CẢM NHẬN SỰ THÚ VỊ VÀ KHÁC BIỆT!
Bước 1: Vẽ sơ đồ tư duy chung về chương
Với phần ứng dụng di truyền sẽ luôn là một dạng câu hỏi được coi là “dễ”, số lượng câu hỏi trong đề thi thường có từ 1 đến 3 câu. Tuy nhiên, chúng ta thường dễ bị nhầm lẫn, rối giữa các đơn vị kiến thức. Làm sao để nắm thật vững kiến thức trọng tâm để không bỏ lỡ bất kì 1 cơ hội ghi điểm nào?
Chúng ta ngồi tự đọc sách giáo khoa, vẽ sơ đồ tư duy tổng quan về toàn chương để chúng ta có cái nhìn tổng quát về những đơn vị kiến thức, vị trí của các đơn vị kiến thức trong chương này đó là:
- Đây là phần ứng dụng các quy luật di truyền mà chúng ta đã học phần trước trong việc chọn, tạo giống vật nuôi cây trồng.
- Có 4 phương pháp: Chọn giống vật nuôi vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp; tạo giống bằng phương pháp gây đột biến, công nghệ tế bào và công nghệ gen
- Quy trình chung của các phương pháp này: Tạo nguồn nguyên liệu, chọn lọc, đánh giá chất lượng giống và đưa ra sản xuất đại trà
Vẽ sơ đồ tư duy chung về phần ứng dụng di truyền
Bước 2: Đọc sâu, chi tiết từng mảng kiến thức
Đề thi qua các năm cho thấy, để học chi tiết phần này, các em cần nắm vững ý nghĩa của từng phương pháp và đặc biệt ghi nhớ các ví dụ về thành tựu của từng phương pháp.
Ví dụ: Phần tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến
- Đọc tới đâu, các em lấy bút dấu gạch dưới những từ khóa.
- Khái quát lại nội dung gồm có các vấn đề chính: Khái niệm, tác nhân gây đột biến, cơ sở của các tác nhân gây đột biến, quy trình gây đột biến, thành tựu gây đột biến. Đây cũng chính là các nhánh cấp 1.
- Từ các nhánh cấp 1 này dựa trên các từ khóa mà các em đã gạch khi đọc lướt, đọc lại chi tiết lần 2, sâu chuỗi vào các nhánh.
- Nhớ đừng quên sáng tạo các nội dung thành các hình ảnh sinh động mà các em yêu thích, chính điều này sẽ thể hiện sự khác biệt giúp các em nhớ lâu kiến thức nhé.
Sau đây ta có thể tham khảo sơ đồ tư duy các phần chi tiết. Bạn cũng có thể tham khảo thêm 5 “bài giảng vàng” Sinh học 11, teen không xem thì hơi “phí cái cuộc đời”.
Ứng dụng di truyền tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
Ứng dụng di truyền chọn giống từ biến dạng tổ hợp
Ứng dụng di truyền tạo giống bằng công nghệ tế bào
Ứng dụng di truyền tạo giống nhờ công nghệ gen
Chúc các em học thật tốt, hoạt động học thực sự chỉ hiệu quả khi chúng ta yêu thích nó!!
Nếu các em đang tìm kiếm một ứng dụng học online có lộ trình bài bản, được dạy bởi các thầy cô danh tiếng, có đề kiểm tra kèm hướng dẫn giải chi tiết và hỗ trợ trực tuyến cực nhanh thì App HOCMAI sẽ đáp ứng tất cả những gì em cần.
Mừng Tết đến và lộc đến nhà nhà, App HOCMAI tung Game “Ươm Mầm Tết Xanh” 2022!
Cùng chăm cây nhận thưởng, “hốt” lì xì với các Mini Game cực “cool” ngày Tết. Dịp nghỉ lễ Tết Nhâm Dần 2022 này, App HOCMAI mang đến cho bạn:
Chi tiết sự kiện xem tại: https://hocmai.link/uommamtetxanh Sự kiện sẽ diễn ra từ 29/01/2022 đến 31/3/2022. Hãy tải ngay App HOCMAI để cùng chơi game nhận quà nhé! |