4 bí kíp giúp 2k1 “xử đẹp” những bài Toán hình

Nhiều bạn 2k1 vẫn coi Toán hình là những “cơn ác mộng” mà các bạn giải mãi không ra được. Vậy hãy cùng tham khảo 4 lời khuyên giúp bạn “xử đẹp” phần hình học khó nhằn này nha!

Cẩn thận ngay từ bước vẽ hình

Hình vẽ có vai trò vô cùng quan trọng trong chứng minh hình học, hình vẽ chính xác giúp ta dễ phát hiện đúng các quan hệ hình học trong bài toán. Vậy cho nên khi bắt tay vào một bài hình, các teen cần lưu ý vẽ hình thoáng, rộng, đường nét không quá sát nhau. Thêm nữa, bạn nên ký hiệu vào hình vẽ các đoạn thẳng bằng nhau các góc bằng nhau, các góc vuông…để sử dụng chúng cho tiện khi tìm cách chứng minh.

Một khi bạn đã làm không đúng việc vẽ hình quan trọng này thì những bước đằng sau bạn cũng sẽ làm sai hết. Và việc giải bài tập chứng minh này chỉ khiến bạn mất công mà không được ích lợi gì cả.

Tận dụng triệt để giả thiết

Giả thiết của bài toán là cơ sở quan trọng nhất để chúng ta chứng minh thành công bài toán đó. Trong một bài Toán, khi giả thiết đề cập đến hình nào thì chúng ta cần khai thác các tính chất của hình đó, đặc biệt là những tính chất có liên quan đến các dữ kiện trong bài. Muốn làm tốt công việc này, 2k1 ngoài việc cần trang bị cho mình một hệ thống kiến thức cơ bản ra thì các bạn cần phải luôn đặt ra cho mình một câu hỏi thường trực khi đứng trước giả thiết của mỗi bài toán, đó là: Bài toán cho điều này ta có thể suy ra điều gì? Nó có liên quan gì với kết luận mà đầu bài đưa ra không? Từ đó bạn có thể tìm ra cách giải phù hợp thông qua việc kết nối chúng với giả thiết.

Định hướng cách chứng minh thông qua yêu cầu đề bài

Với mỗi bài toán chứng minh hình học cụ thể có nhiều phương án để đi đến kết luận, song không phải phương án nào cũng đúng. Việc bạn phân tích yêu cầu của đề bài để định hướng chứng minh giúp bạn chọn được những phương án có nhiều khả năng đi đến đích nhất. Để làm được điều này, teen 2k cần phải luôn đặt ra cho mình câu hỏi thường trực trước mỗi kết luận của bài toán đó là: Để chứng minh điều này ta phải chứng minh điều gì? Câu hỏi này đặt ra liên tục cho đến khi ta nối được phương pháp chứng minh với giả thiết đã được khai thác ở trên.

Áp dụng tốt phương pháp phản chứng trong bài chứng minh

Để chứng minh A kéo theo B, trong nhiều trường hợp ta gặp khó khăn khi tìm đường nối từ A đến B. Trong quy tắc suy luận ta có: B là đúng tương đương với phủ định của B là sai.

Do đó thay cho việc chứng minh B đúng, ta có thể chứng minh phủ định của B là sai (bằng cách giả sử phủ định của B là đúng và dẫn đến mâu thuẩn hoặc điều vô lý). Cách chứng minh trên gọi là chứng minh bằng phản chứng.

Với dạng bài này, ta có 3 bước của bài chứng minh phản chứng như sau:

Bước 1- Phủ định kết luận: Nêu lên các trường hợp trái với kết luận của bài toán.

Bước 2 – Đưa đến mâu thuẫn: Chứng tỏ các trường hợp trê đều dẫn đến mâu thuẫn (mâu thuẫn với giả thiết hoặc mâu thuẫn với các kiến thức đã học).

Bước 3 – Khẳng định kết luận: Vậy kết luận của bài toán là đúng.

Để “xử đẹp” được phần nội dung hóc búa này, ngoài việc nắm thật chắc những kiến thức cơ bản ra thì bạn bắt buộc phải luyện tập thành thạo các kỹ năng, các phương pháp phân tích, xử lý các dạng bài tập hình học, bạn phải thường xuyên cập nhật những dạng bài, dạng đề khác nhau để tiếp thêm những ý tưởng cho cách làm bài tập chứng minh của mình.

Teen 2k1 cùng tham khảo phương pháp làm sao để học giỏi môn Toán hình TẠI ĐÂY nha!

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!