Việc nhàn lương cao – ATSM mà teen 2k phải suy nghĩ

Bạn muốn tìm việc nào nhàn hạ lương cao? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho mình!

XEM THÊM:

1. Câu chuyện giữa thỏ và đại bàng

Một ngày nọ, đại bàng đậu trên cành cây cao và nghỉ ngơi, chẳng làm gì cả. Thấy vậy, thỏ dưới gốc cây ngước lên hỏi đại bàng: “Tôi có thể ngồi không một chỗ và chẳng làm gì như anh được không?”. “Được chứ, sao không” – Đại bàng trả lời. Vậy là thỏ liền ngồi xuống gốc cây nghỉ ngơi. Bỗng dưng ở đâu một con cáo xuất hiện, vồ lấy ăn thịt chú thỏ.

Thông điệp gì được gửi gắm qua câu chuyện này? Phải chăng đó là: để được ngồi không, nhàn nhã và chẳng làm gì cả, bạn cần phải leo lên đến một vị trí rất cao.

viec-nhan-luong-cao
Nguồn: workspacerealestate.com

2. Có hay không việc làm nhàn hạ?

Ông Kim Woo Choong, nhà sáng lập Tập đoàn Daewoo (Hàn Quốc) từng nói rằng: “Đừng mơ tưởng hão huyền. Không có nghề nào thật sự nhàn hạ theo nghĩa đen. Chỉ có người nhàn hạ chứ không có nghề nhàn hạ. Nghề nào cũng đòi hỏi cố gắng liên tục, nếu không vất vả tay chân thì cũng vất vả đầu óc” .

Thật vậy, sẽ có không có bất cứ ngành nghề nào là nhàn hạ, chỉ có người biết cách làm cho công việc nhàn hạ hơn. Có điều, sự nhàn hạ cũng có hai loại: tích cực và tiêu cực.

Loại nhàn hạ tích cực là nhờ học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng khiến cho con người trở nên thành thạo công việc, nhờ đó thao tác nhanh hơn, làm công việc hiệu quả hơn. Để đạt được sự nhàn hạ này, buộc con người phải đánh đổi bằng công sức, mồ hôi, thậm chí là cả nước mắt trong suốt một thời gian dài. Nhưng bù lại khi đã trải qua tất cả những gian khổ đó, không chỉ đạt được sự nhàn hạ, con người còn tự nâng cao được trí tuệ, giá trị cá nhân và bản lĩnh – những tiền đề để phát triển một cuộc sống tốt hơn sau này.

Ngược lại với loại nhàn hạ tích cực, loại nhàn hạ tiêu cực là kiểu làm việc thụ động, lười biếng, ngại thay đổi để phát triển. Những người làm việc như vậy sẽ nghĩ mình an nhàn vì không phải suy nghĩ nhiều, nhưng thực tế họ không hề biết rằng: ngày qua ngày, họ đang tự “thui chột” kiến thức, kỹ năng của bản thân. Khi nền kinh tế đang trên đà phát triển, những người này có thể yên tâm “ổn định”. Nhưng một khi xảy ra “biến động”, doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản thì chính những người này sẽ là những người đầu tiên bị “đào thải” vì không còn đủ khả năng thích nghi với sự thay đổi của thời cuộc.

viec-nhan-luong-cao
Nguồn: marketium.ru

3. Kết luận

Như vậy, có thể thấy dù đạt được nhàn hạ tích cực thì cũng chỉ là tạm thời. Nếu đến một thời điểm đã thành thạo các kỹ năng công việc mà không tiếp tục học tập, trau dồi kiến thức mới, con người sẽ tự mình đánh mất mình và sa đà vào sự nhàn hạ tiêu cực.

Bởi lẽ đó, mỗi chúng ta phải luôn nhắc nhở chính mình: phải nỗ lực học tập, trau dồi mới có thể đạt được thành công và hưởng thụ sự nhàn nhã; nhưng kể cả khi đã có được sự nhàn nhã rồi thì vẫn cần liên tục nâng cao trình độ, năng lực để thích nghi với cuộc sống đang thay đổi từng ngày.

Điều này càng đáng lưu ý hơn với teen 2K – những người chuẩn bị đứng trước cánh cửa tuổi 18: đừng bỏ lỡ giây phút nào sống trong “mộng tưởng” nhàn hạ mà hãy bắt đầu lên kế hoạch trau dồi kiến thức từ bây giờ để thực hiện ước mơ và hoài bão trong những năm đại học sắp tới, các bạn nhé!

2_rs

XEM THÊM:
Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!