Bên cạnh môn Ngữ văn, tổ hợp môn xã hội mới Lịch sử, Địa lí, GDCD chắc hẳn đã làm nhiều bạn học sinh mất ăn mất ngủ. Muốn ôn thi hiệu quả, các bạn nên đọc nhận định đề thi thử nghiệm mới nhất của Bộ GD để biết xu hướng thi và có định hướng ôn thi phù hợp nhé.
1. Nhận định đề thi thử nghiệm THPTQG 2017 môn Ngữ văn
a. Phần Đọc hiểu: Mức độ trung bình khá
– Ngữ liệu không mới lạ nhưng vẫn gây được sự hứng thú và có khả năng khơi gợi được cảm xúc của người làm bài bởi đây là đoạn thơ mà học sinh không được học trong SGK nhưng nó lại thuộc trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm – tác phẩm và tác giả rất quen thuộc với học sinh qua đoạn trích “Đất Nước”.
– Cách khai thác ngữ liệu tương đối bao quát, toàn diện, không sa vào sự sáo mòn và học sinh buộc phải có năng lực cảm thụ tốt mới có thể trả lời một cách chính xác.
+ Ý 1 của phần đọc hiểu là câu nhận biết nhưng chưa hẳn đã dễ để học sinh xác định đúng và đầy đủ các từ ngữ, hình ảnh như đề yêu cầu.
+ Ý 2 và ý 3 đều cần học sinh phải suy nghĩ và lí giải một cách sâu sắc.
+ Ý 4 thay đổi từ yêu cầu chỉ ra thông điệp bằng cách nêu cảm nhận về điều tâm đắc. Cách hỏi này cũng giúp học sinh bớt áp lực tâm lí khi trình bày quan điểm của mình.
b. Phần Làm văn
– Câu nghị luận đặt ra vấn đề thiết thực, sâu sắc đó là vấn đề niềm tin và sức mạnh của niềm tin. Vấn đề này có ý nghĩa định hướng giáo dục đối với thể hệ trẻ trong thời đại nhiều giá trị bị đảo lộn, niềm tin lung lay.
– Câu nghị luận văn học tương đối khó. Học sinh cần phải hiểu và cảm nhận sâu sắc nội dung tác phẩm thì mới xác định rõ được 2 nội dung – 2 phương diện làm nên vẻ đẹp của sông Hương. Đồng thời cần có kĩ năng làm bài thuần thục mới có thể trình bày bài viết sáng rõ, khúc triết, mạch lạc về ý.
2. Nhận định đề thi thử nghiệm THPTQG 2017 môn Địa lí
a. Về cấu trúc
– Lý thuyết: 30 câu chiếm 75 %
+ Địa lí tự nhiên và dân cư: 10 câu chiếm 25 %
+ Địa lí các ngành kinh tế: 10 câu chiếm 25 %
+ Địa lí các vùng kinh tế: 10 câu chiếm 25 %
– Thực hành: 10 câu chiếm 25 %
+ Đọc Atlat địa lí Việt Nam: 5 câu
+ Phân tích số liệu thống kê: 2 câu
+ Biểu đồ và nhận xét biểu đồ: 3 cầu
b. Về nội dung thi
Đề thi có một số vấn đề được hỏi nhiều lần như :
– Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (2 câu)
– Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư (3 câu)
– Vấn đề phát triển nông nghiệp (4 câu)
– Công nghiệp trọng điểm (2 câu)
– Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở vùng Đông Nam Bộ (3 câu).
Tuy nhiên, nhìn chung đề bài có sự phân bố đều ở các chuyên đề, các nội dung bài học, hầu như không có nội dung chưa được nhắc đến trong đề. Đặc biệt, vấn đề mà nhiều học sinh quan tâm đó là vấn đề Biển Đông và chủ quyền biển đảo đã được lồng ghép khéo léo vào đề thi thông qua các câu hỏi : câu 6, câu 30, câu 34, điều này không chỉ giúp học sinh vận dụng được kiến thức đã học trong sách giáo khoa mà còn giáo dục học sinh lòng yêu nước, ý thức về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
3. Nhận định đề thi thử nghiệm THPTQG 2017 môn Lịch sử
Phân bổ kiến thức theo lĩnh vực :
– Lịch sử thế giới : 12 câu – 30 %, bao gồm 6 chuyên đề:
+ Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai
+ Liên bang Nga (1991 -2000)
+ Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản
+ Các nước Á, Phi, MĩLatinh
+ Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh
+ Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa
– Lịch sử Việt Nam : 28 câu – 70 %, bao gồm 5 chuyên đề:
+ Việt Nam từ năm 1919 đến 1930
+ Việt Nam từ năm 1930 đến 1945
+ Việt Nam từ năm 1945 đến 1954
+ Việt Nam từ năm 1954 đến 1975
+ Việt Nam từ năm 1975 đến 2000
So với đề minh họa lần 1, đề lần 2 vẫn chú trọng nhiều hơn vào phần Lịch sử Việt Nam nhưng dồn trọng tâm vào giai đoạn 1919 đến kết thúc kháng chiến chống Pháp. Đặc biệt, cả hai lần thi, chuyên đề có số lượng câu hỏi lớn nhất đều nằm trong chuyên đề Việt Nam từ năm 1945 đến 1954.
Chuyên đề Việt Nam từ 1954 đến 1975 có số câu hỏi ổn định ở 4 câu giữa 2 đề minh họa lần 1 và lần 2.
Phần Lịch sử thế giới, hai chuyên đề có số lượng câu hỏi lớn hơn cả là chuyên đề các nước tư bản Mĩ – Nhật – Tây Âu và Quan hệ quốc tế trong và sau chiến tranh lạnh.
4. Nhận định đề thi thử nghiệm THPTQG 2017 môn GDCD
a. Về cấu trúc:
– Câu hỏi lí thuyết: 28 câu chiếm 70 %
– Câu hỏi tình huống: – Cấu trúc về mức độ kiến thức: Tỉ lệ câu hỏi Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng thấp – Vận dụng cao : 40% – 20% – 30% – 10%
Về nội dung thi:
– Nội dung kiến thức phân bố đều trong các chuyên đề, trọng tâm vào các chuyên đề:
+ Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (7 câu)
+ Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (7 câu)
+ Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (6 câu)
+ Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (6 câu)
– So với đề thi minh họa lần 1, đề thử nghiệm có một số sự thay đổi trong cấu trúc từng chuyên đề, tuy nhiên tỉ lệ chung giữa các mức độ kiến thức không có thay đổi nhiều.
– Các câu hỏi trong đề thi đã đưa vào nhiều tình huống thực tế, học sinh không chỉ dùng kiến thức đã học để giải quyết mà có thể căn cứ vào tình hình thực tế đề trả lời câu hỏi.
– Tuy đề thi có một số chuyên đề có số lượng câu hỏi nhiều, nhưng không phải vì thế mà học sinh chủ quan, lơ là, bỏ qua những chuyên đề khác. Đề thi có độ phủ kiến thức trên tất cả các chuyên đề được học, vì vậy học sinh cần học toàn bộ, nắm kiến thức đồng đều để có thể giải quyết những câu hỏi vận dụng và vận dụng cao.
PEN-C – khoá Luyện thi tổng quát, trang bị mọi KIẾN THỨC lý thuyết, các PHƯƠNG PHÁP giải toán, các dạng câu hỏi và bài tập phổ biến nhất trong đề thi.
Đăng ký học PEN-C NGAY TẠI ĐÂY
Xem thêm: