Ngành du lịch: Cơ hội làm việc đa quốc gia

 HOCMAI  Ngành du lịch có phải là một ngành học “hot”, đây có phải là một “ngành công nghiệp đẻ trứng vàng” cho nền kinh tế Việt Nam? Cơ hội nghề nghiệp ngành này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp bạn giải đáp được những thắc mắc đó.

Du lịch – Ngành CN “đẻ trứng vàng” của nền kinh tế Việt Nam

Nếu như trước đây, ngành du lịch của Việt Nam chưa được chú trọng bởi quan điểm ăn còn chưa đủ no, mặc vẫn còn rách thì lấy đâu ra mà phát triển du lịch.

Tuy nhiên, từ sau thời kỳ hội nhập Asean, đặc biệt từ những năm 2000 trở lại đây, Du lịch bắt đầu được quan tâm, chú trọng và đầu tư nhiều. Bằng chứng là lương khách du lịch quốc tế tăng cao, đồng thời với đó là nhu cầu du lịch của khách nội địa cũng bùng phát.

Từ nhu cầu du lịch đó, các dịch vụ du lịch ngành càng phát triển. Hệ thồng nhà hàng, khách sạn, các khu nghỉ dưỡng lớn nhỏ với nhiều cấp độ được xây dựng, phát triển và phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Bên cạnh đó sự ra đời của ngày càng nhiều các công ty du lịch, các đại lý lữ hành cũng là minh chứng cho sự phát triển rầm rộ của ngành du lịch.

Từ con số trong Báo cáo thường niên Travel & Tourism Economic Impact 2016 Viet Nam (WTTC) cụ thể như sau: ngành du lịch Việt Nam đóng góp 6,6% vò GDP, du lịch Việt Nam đứng thứ 40/184 nước về quy mô đóng góp trực tiếp vào GDP  và xếp thứ 55/184 nước về quy mô đóng góp GDP quốc gia.

Với việc Việt Nam ngày càng mở cửa thị trường du lịch, cũng như việc gia nhập các khối liên minh kinh tế  khiến nhu cầu về nhân lực ngành du lịch trong nước ngày càng tăng cao về số lượng và chất lượng đồng thời với đó là cơ hội để làm việc trong ngành du lịch tại nước ngoài mở rộng. Để có thể cạnh tranh công việc trong ngành du lịch trong thời đại kinh tế mở cửa sinh viên cần thông thạo ít nhất một loại ngoại ngữ và cần được đào tạo về ngành du lịch một cách bài bản.
Ngành du lịch

Ngành Du lịch đào tạo những gì?

Ngành du lịch được chia ra các chuyên ngành nhỏ. Hiện nay, các trường ĐH, CĐ tại Việt Nam đào tạo các chuyên ngành sau đây:

  • Chuyên ngành Quản trị kinh doanh Khách sạn và Du lịch
  • Chuyên ngành Quản trị Lữ hành và Hướng dẫn du lịch
  • Chuyên ngành Việt Nam học
  • Chuyên ngành Ngoại ngữ du lịch
  • Chuyên ngành Quy hoạch du lịch

Với mỗi chuyên ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo những kỹ năng, nghiệp vụ khác nhau. Tuy nhiên điểm chung mà các sinh viên sẽ được học là: Văn hóa và con người Việt Nam, Giao lưu văn hóa quốc tế, ngoại ngữ (là môn học bắt buộc đối với sinh viên, tuy nhiên mỗi trường đào tạo sẽ có áp dụng riêng về ngoại ngữ mà sinh viên bắt buộc theo học).

Trường nào đào tạo ngành du lịch tại Việt Nam?

Với những phân tích về cơ hội việc làm, các chuyên ngành đào tạo ở trên, mời các bạn tham khảo danh sách các trường ĐH có đào tạo chuyên ngành du lịch tại khu vực phía Bắc.

Tên trường

Tên ngành

Đại học Hà Nội – Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hàng (Tiếng Anh)
Đại học Kinh tế Quốc dân –       Quản trị kinh doanh Du lịch và Khách sạn

–       Quản trị lữ hành

–       Quản trị khách sạn

Đại học Văn hóa Hà Nội – Ngành Việt Nam học (Văn hóa Du lịch)
Viện đại học Mở Hà Nội –       Quản trị kinh doanh Khách sạn và du lịch

–       Hướng dẫn du lịch

Đại học Đông Đô –       Quản trị du lịch

–       Việt Nam  học (Văn hóa du lịch)

Đại học Phương Đông – Quản trị du lịch
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội – Du lịch
Đại học Kinh tế – Quản trị kinh doanh-  Đại học Thái Nguyên – Quản trị kinh doanh Khách sạn và Du lịch
Đại học Hải Phòng – Việt Nam học (Văn hóa du lịch)
Đại học Hồng Đức – Việt Nam học (Văn hóa – Du lịch)
Đại học Chu Văn An – Việt Nam học (Chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch)
Đại học Dân lập Hải Phòng – Văn hóa du lịch
Đại học Dân lập Lương Thế Vinh – Việt Nam học (Văn hóa du lịch)
Đại học Thành Đô – Việt Nam học (Hướng dẫn du lịch)
Đại học Vinh – Việt Nam học (chuyên ngành Du lịch)

 

Lưu ý: Danh sách các trường ĐH đào tạo ngành du lịch tại khu vực phía Nam sẽ tiếp tục được cập nhật sau.

Với nhu cầu nhân lực ngày càng tăng, đồng thời điểm chuẩn vào trường của ngành Du lịch dao động trong khoảng từ 17 – 23 điểm đối với tùy trường, tùy ngành và phụ thuộc vào khối thi khác nhau (D, C) thì việc trở thành sinh viên ngành du lịch không phải là một vấn đề quá khó khăn.

Kết

Nắm chắc trong tay ít nhất 1 ngoại ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ thông dụng như Tiếng Anh, được đào tạo và hiểu biết chung về ngành du lịch bạn sẽ nắm trong tay cơ hội việc làm không chỉ tại Việt Nam mà còn là khắp nơi trên thế giới.

Cơ hội nằm trong tay bạn, điều còn lại là bạn chỉ cần nắm tay vào và cầm chắc cơ hội đó. Việc nắm chắc cơ hội đối với sĩ tử 12, 13 chính là ôn luyện thật tốt trong thời gian nước rút này để đỗ tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển ĐH vào trường, ngành mà mình mong muốn. Các bạn có thể tham khảo cách học hiệu quả tại HOCMAI.

760x200_PEN-M (1)

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!