HỌC TỐT LÀ PHẢI HỌC NHIỀU!?” – SAI LẦM TUỔI TRẺ

Từ xưa các cụ đã để lại cho chúng ta nhiều câu ca dao, tục ngữ như “cần cù bù thông minh”, “có công mài sắt, có ngày nên kim”,… Nhưng liệu học tốt là phải học nhiều!? Ngày nay, thay vì “cắm đầu” vào học ngày học đêm, học sinh cần có phương pháp học tập cho riêng mình. Vậy, hãy cùng HOCMAI tìm hiểu về những phương pháp học tập và ôn luyện hiệu quả để không bị “ngập thời gian” học nhé!

Thế nào là “học tốt”? Học nhiều có phải học tốt? 

Để học tốt không chỉ cần học chăm, bởi ngoài thời gian học, bạn cần có phương pháp học tập tập hiệu quả để việc học có chất lượng. Nếu học giỏi hơn đồng nghĩa với việc dành nhiều thời gian học hơn, tức là nếu bạn bè học 5 tiếng thì bạn cần học 6 tiếng để có kết quả vượt trội hơn, điều này hoàn toàn chính xác. Hiện tượng này lại càng phổ biến hơn đối với những bạn sắp bước vào các kỳ thi quan trọng như vào 10 và THPT Quốc Gia

 

Học nhiều hơn có thể dẫn bạn tới một kết quả học tập tốt hơn, nhưng sự tốt hơn đó nếu phải đánh đổi bằng việc học lệch, mất cân bằng giữa việc học và cuộc sống cá nhân, thì bản chất của cách học đó là sai lầm. Cho nên, việc học tốt luôn cần đạt 2 tiêu chí là học chất lượng nhất và trong thời gian ngắn nhất. Nếu bạn là trường hợp đang dành thời gian học nhiều, hãy thử xem xét bạn có đang học thật sự chất lượng với không nhé? Vậy, làm thế nào để có phương pháp học tốt cho riêng mình, hãy tham khảo ngay trong phần dưới đây

 

5 phương pháp giúp học tốt

1. Đặt mục tiêu cho bản thân

Điều đầu tiên để bắt đầu học tốt, bạn phải xác định mục tiêu mình hướng đến. Nếu bạn sắp bước vào kỳ thi THPTQG, bạn cần biết mình muốn vào trường nào, ngành nào trong tương lai, và để đạt được mục tiêu đó, bạn cần phải làm tốt những bài thi nào. Từ những mục tiêu cụ thể, bạn sẽ dễ dàng xác định thời gian phù hợp cho những môn học cần chú trọng và những môn học bớt quan trọng hơn.

 

Nếu bạn càng sớm xác định được mục tiêu của mình, việc học tập trung sẽ khiến bạn càng có lợi thế hơn trên “cuộc đua học tập”. Đừng chạy theo điểm số nếu điểm số đó không phục vụ cho mục tiêu bạn từng đặt ra trước đó.

2. Xác định mức độ trọng tâm

Sau khi đã có mục tiêu cho bản thân, bạn cần liệt kê và phân loại chúng nó thành những đầu mục lớn nhỏ khác nhau và trình bày trên những mẩu giấy nhiều màu màu. Bởi giấy và màu sẽ giúp não bộ chúng ta hoạt động nhanh chóng hơn so với những hình thức trình bày khác.

Sau đó, điều rất quan trọng mà không phải ai cũng làm, các bạn cần đặt mức độ quan trọng và thứ tự ưu tiên cho các đầu mục những việc bạn cần làm trong ngày. Nó sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm và kiểm soát tốt việc học của mình trong ngày, tránh rơi vào trạng thái mông lung. 

3. Tắt thông báo từ mạng xã hội

Thông báo từ Facebook, Tiktok, Instagram,… là những thứ thường gây ra sự sao nhãng cho chúng ta trong những khoảng thời gian cần tập trung học tập. Một thói quen rất phổ biến và bị lầm tưởng như vô hại của đa số các bạn trẻ là dành thêm “một vài phút nữa” để dùng điện thoại. Nhưng 1 phút có thể kéo đến 30 phút bởi sự lôi cuốn của các trang mạng xã hội. Vậy nên, hãy nghiêm khắc với bản thân hơn. Ngay từ khi bạn xác định “mình cần học bài”, hãy tắt hết toàn bộ thông báo từ mạng xã hội hoặc tắt âm điện thoại để đảm bảo chất lượng mỗi giờ học.

4. Ghi chép “đủ”

Đa phần các học sinh thường gặp tình trạng cố gắng ghi nhớ tất cả những kiến thức trong một nội dung học. Nhưng một học sinh thông minh luôn biết cách ghi nhớ, chắt lọc những ý chính kết hợp những hình ảnh liên quan giúp tạo liên tưởng thay vì cố gắng ghi nhớ tất cả. Điều này giúp các bạn hệ thống kiến thức tốt hơn, không bỏ sót và không rơi vào tình trạng học vẹt.

5. Tạo năng lượng tích cực cho bản thân

Việc dành thời gian học tập một cách hệ thống và quy tắc khi mới bắt đầu sẽ khá khó khăn, thậm chí khắc nghiệt. Nhưng hãy cố gắng vượt qua những trở ngại nhỏ này, khi bạn tập trung học tập hơn, không chỉ kết quả học tập được tốt hơn mà thời gian học cũng sẽ được rút ngắn. Duy trì thói quen này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều đối với việc học tập của mình.

Bên cạnh việc tuân thủ những thói quen học tập tốt, hãy liên tục tạo ra những niềm tin tích cực cho bản thân. Những niềm tin đó có thể là “Mình sẽ làm được” “Phần thưởng sẽ đến người xứng đáng”… Ngoài ra, để tạo thêm cảm hứng, bạn có thể viết mục tiêu của mình ra một cuốn sổ nhỏ và lập kế hoạch để đạt những mục tiêu ấy. Khi đạt được những thành tựu nhỏ, bạn sẽ có thêm động lực để theo đuổi những mục tiêu lớn lao hơn.

6. Chủ động học bằng “công cụ hỗ trợ”

Thực tế, chủ động học là việc bản thân bạn phải tự nỗ lực học và luôn tìm động lực cho việc học của mình. Nhưng trong quá trình đó, bạn cũng gặp nhiều khó khăn khiến bản thân bị kéo lại, mất nhiều thời gian so với thực tế, có thể kể đến đại dịch Covid đang hoành hành trên khắp Việt Nam khiến việc học trở nên rất bất tiện hơn hết.

Hiện nay, có rất nhiều nền tảng học tập trực tuyến giúp học tốt hơn, tích hợp đa tính năng, hỗ trợ học sinh chủ động học hơn rất nhiều so với phương pháp học tập truyền thống.

Kết luận

Trên đây, HOCMAI đã cùng các bạn đi qua quan điểm “Học tốt là phải học nhiều”. Chúng ta hoàn toàn khẳng định rằng, học tốt không chỉ dành nhiều thời gian học mà cần có phương pháp học phù hợp, chú trọng chất lượng thay vì chỉ thời gian. Bởi nếu đặt mục tiêu và bám sát lấy nó, chúng ta sẽ biết rõ mình cần làm gì và làm trong lâu. 

Chúng ta hoàn toàn có thể cân bằng giữa việc học, ôn luyện thi và cuộc sống hằng ngày.  Đó không phải là quãng thời gian để hy sinh những thời gian cá nhân mà chúng ta chỉ ưu tiên và dành thêm một thời lượng cho phép để đạt được hiệu quả mong muốn. HOCMAI chúc các bạn có một hành trình học tập hiệu quả và thật nhiều năng lượng.

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!