Định hướng ôn thi môn Sinh THPT QG 2017

Với những thay đổi trong cấu trúc đề thi THPT QG 2017 môn Sinh, teen cần tập trung ôn tập những chuyên đề dưới đây để tối ưu hóa điểm số.

Xem thêm:

I/ Gợi ý cách học tốt môn Sinh

  • Đọc kỹ bài này bởi đây là bài viết tổng hợp tất cả những chuyên đề cần học. Với khoảng thời gian ôn tập ngắn chỉ còn 6-7 tháng, teen cần ôn tập đúng, đủ, không học thừa, lan man thì mới kịp thời gian. Teen cũng nên share lại bài viết này trên trang cá nhân của mình, hoặc của bạn bè để tiện lưu lại đọc sau này.

  • Luôn chuẩn bị sẵn vở hoặc sổ tay lý thuyết để ghi lại kiến thức nền tảng và các công thức tính toán. Khi cần có thể xem lại ngay.
  • Cần rèn việc học đi đôi với hành (học lý thuyết kết hợp làm bài tập). Tốt nhất nên theo học Giải pháp PEN 2017 với các chuyên đề được bổ sung, chỉnh sửa, cắt bỏ các phần không thi….giúp teen chỉ cần tập trung học những chuyên đề nằm trong nội dung thi THPT QG. Kho đề thi phong phú với hơn 20.000 giúp teen luyện tập nhuần nhuyễn mọi dạng bài.
  • Năm nay áp lực thời gian tăng lên, trung bình chỉ 1.25p/câu. Do đó teen cần học chắc kiến thức và nắm được các bí kíp giải bài tập nhanh để yên tâm bước vào phòng thi. Giải pháp PEN 2017: Vừa giúp nắm chắc kiến thức và cách làm bài qua lời giảng dễ hiểu của các thầy, vừa giúp tự tin trước áp lực kỳ thi khi được luyện nhiều đề, được thi thử.

Để đăng ký học Giải pháp PEN 2017, click vào đây.

780x150II/ Định hướng ôn tập chung

Kiến thức môn Sinh học trong đề thi THPT quốc gia tập trung chủ yếu vào chương trình lớp 12, do đó, học sinh cần có chiến lược học tập trong thời gian ngắn để đảm bảo trang bị kiến thức toàn diện trươc khi bước vào quá trình ôn luyện tổng hợp.

– Cần chuẩn bị vở hoặc sổ tay lý thuyết để ghi lại kiến nền tảng. Trong đó, với mỗi phần học sinh cần tóm tắt lại kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy (tốt nhất là dùng Mind map) để có thể nhớ lâu và hiểu kĩ. Việc ghi chép kiến thức bằng sơ đồ tư duy là cách đặc biệt  hiệu quả trong việc giúp học sinh ghi nhớ và nhớ lâu kiến thức.

– Bên cạnh đó, học sinh cũng nên trang bị các cuốn sổ tay nhỏ để ghi nhớ các công thức tính toán nhằm sử dụng trong quá trình làm các dạng bài tập.

– Nếu học sinh đang theo học các chương trình ôn luyện qua các kênh khác ngoài trường, lớp thì nên học song hành với giáo viên trong suốt quá trình đặc biệt là việc ứng dụng và thực hành vẽ các hình minh họa ngay trong các giờ học để ghi nhớ kiến thức. Việc vẽ hình sẽ giúp học sinh vừa nhớ bài vừa hiểu sâu kiến thức đồng thời sẽ có cơ hội được va vấp và  làm quen với một số dạng bài thi mới xuất hiện trong những năm gần đây.

– Cần rèn việc học đi đôi với hành nhưng không được “đốt cháy giai đoạn” theo kiểu chưa học vững kiến thức nền đã vội làm bài tập. Tốt nhất nên tự sơ đồ hóa các kiến thức lí thuyết rồi mới bắt tay vào làm bài tập. Chỗ nào không hiểu, không rõ nên hỏi ngay, tránh việc ngại hỏi. Việc làm đi làm lại nhiều lần bài tập sẽ giúp củng cố kiến thức lí thuyết đồng thời rèn kĩ năng “phản xạ” với các dạng bài tập, tránh được tình trạng “ì”.

– Một điểm mà học sinh cũng cần đặc biệt lưu ý là Sinh học là môn rất dễ nhầm lẫn trong khi xu hướng ra đề thi hiện nay là xuất hiện thêm 1 số dạng đếm số đáp án dễ “gây nhiễu”. Do đó, ngoài việc nắm chắc kiến thức lí thuyết thì cần sưu tầm thêm một số dạng bài tập có tính tổng hợp và tự làm nhiều lần để có thể rút ngắn dần dần thời gian cho các dạng câu hỏi đó.

III/ Định hướng ôn luyện theo từng chuyên đề bám sát mục tiêu điểm số

Chuyên đề

Mục tiêu 7-8 điểm

Mục tiêu 8-10 điểm

Chuyên đề cơ chế di truyền và biến dị Theo khảo sát, đề thi có khoảng 8 câu. Các câu hỏi đã ra cho chuyên đề này là những câu hỏi trắc nghiệm dạng thông hiểu. Tuy nhiên có thể xuất hiện dạng vận dụng và vận dụng cao, ở mức độ khó
Học kĩ lý thuyết, dạng bài tập dễ, trung bình liên quan đến:

+ Gen, mã di truyền

+ Cơ chế, Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, nhân chuẩn

+ ARN, Phiên mã và dịch mã

+ Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ, nhân chuẩn

+ Đột biến gen

+ Nhiễm sắc thể và cấu trúc của nhiễm sắc thể, qui ước bộ NST giới tính ở 1 số loài điển hình

+ Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

+ Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

 

Ngoài những lý thuyết cơ bản cần nẵm vững, cần luyện tập thêm những dạng bài lý thuyết khó chứa nội dung tổng hợp của nhiều phần kiến thức, và các dạng bài tập khó về:

+ Mã di truyền, quá trình nhân đôi, phiên mã, dịch mã

+ Đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể

+ Mặc dù đề thi minh họa không có câu hỏi về nguyên phân, giảm phân (thuộc kiến thức lớp 10), nhưng học sinh cung cần nắm vững kiến thức này mới có thể giải quyết các câu hỏi liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể và các bài toán về giao tử.

Quy luật di truyền Theo khảo sát đề thi, có khoảng 9 câu và là 1 trong những chuyên đề có lượng câu hỏi lớn. Các câu hỏi đã ra của phần Quy luật di truyền thường ít các câu ở dạng lí thuyết mà chủ yếu là các dạng bài tập dạng trung bình và khó liên quan đến kiến thức về toán, đòi hỏi tư duy tốt và khả năng vận dụng cao
Nắm vững kiến thức về các quy luật di truyền (cơ sở tế bào học, các phép lai, các tỉ lệ đặc trưng) và thường xuyên luyện tập vận dụng làm các bài tập dễ- trung bình liên quan đến các quy luật này:

+  Quy luật menđen- qui luật phân li

+ Quy luật menđen- qui luật phân li độc lập

+ Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

+ Liên kết gen, hoán vị gen

+ Di truyền liên kết với giới tính

+ Di truyền ngoài nhân

+ ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

Nắm vững lý thuyết cơ bản về các quy luật di truyền, luyện tập nhiều các dạng bài tập trung bình đến khó liên quan đến các quy luật:

+ Bài toán tính số loại, tỉ lệ giao tử, kiểu gen, kiểu hình ở thế hệ sau

+ Bài toán liên quan đến tính tần số hoán vị gen

+ Bài toán tìm số phép lai thỏa mãn

+ Các bài toán vận dụng xác suất vào quy luật di truyền

+ Có thể luyện tập thêm các bài toán phối hợp nhiều quy luật di truyền (dạng bài cực khó)

Di truyền quần thể Thông thường đề thi có khoảng 3-5 câu chủ yếu là các bài tập tính toán ở mức độ trung bình đến khó, đây là chuyên đề chủ yếu về tư duy toán học
+ Lý thuyết về quần thể tự phối, công thức tự phối qua n thế hệ và các bài tập dễ- trung bình liên quan

+ Lý thuyết về quần thể tự phối, định luật Hacđy-Vanbec, tỉ lệ cấc kiểu gen ở trạng thái cân bằng di truyền

+ Bài tập về xác định quần thể cân bằng

Ngoài lý thuyết và các công thức cơ bản cần nắm vững, cần luyện tâp thêm các dạng bài tập:

+ Tìm tỉ lệ kiểu gen sau n thế hệ tự phối và bài toán ngược

+ Xác định quần thể cân bằng

+ Tính tần số kiểu gen, kiểu hình trong quần thể tự phối, giao phối; tính số kiểu gen đồng hợp, dị hợp, số loại kiểu gen tối đa, số kiểu tổ hợp

+ Các bài toán ứng dụng xác suất

Ứng dụng di truyền học Có thể xuất hiện 1-2 câu hỏi lí thuyết. Các câu hỏi đã ra ở chuyên đề này là các câu hỏi dễ và trung bình ở dạng nhận biết và thông hiểu
Củng cố lý thuyết liên quan đến:

+ Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

+ Tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào.

+ Tạo giống mới nhờ công nghệ gen

+ Ứng dụng các phương pháp trên trong thực tế

Củng cố lý thuyết liên quan đến:

+ Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

+ Tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào.

+ Tạo giống mới nhờ công nghệ gen

+ Ứng dụng các phương pháp trên trong thực tế

Di truyền học người Thường rơi vào khoảng 2-3 câu. Trong đó, bao gồm các câu hỏi ở cả 3 mức độ, các câu hỏi bài tập khó của chuyên đề thường thuộc phần di truyền phả hệ.
+ Nắm vững lý thuyết về các phương pháp nghiên cứu di truyền người, di truyền y học và tư vấn

+ Nắm vững nguyên nhân gây 1 số bệnh di truyền người cơ bản

+ Dạng bài tập đơn giản về di truyền người (dạng bài 2 thế hệ)

+ Ngoài lý thuyết cơ bản cần nắm vững cần luyện tập thêm các dạng bài tập phả hệ phức tạp ( nhiều thế hệ, nhiều thông tin, có thể 2 tính trạng trong 1 phả hệ)

+ Chú ý đến việc vận dụng các quy luật di truyền, đặc biệt là di truyền Menđen, di truyền liên kết với giới tính cùng những dạng toán về xác suất.

Tiến hoá Bằng chứng và cơ chế tiến hóa: có khoảng 5 câu hỏi lý thuyết

Sự phát sinh và phát triển sự sống: Thường có khoảng 1-2 câu và phần lớn là các dạng câu hỏi lí thuyết về các vấn đề nằm trong phạm vị chương trình sách giáo khoa.

Cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa về:

+ Các bằng chứng tiến hóa

+ Học thuyết Đac-uyn

+ Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

+ Các nhân tố tiến hóa

+ Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi

+ Loài, quá trình hình thành loài

+ Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất

+Sự phát sinh loài người

Cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa về:

+ Các bằng chứng tiến hóa

+ Học thuyết Đac-uyn

+ Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

+ Các nhân tố tiến hóa

+ Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi

+ Loài, quá trình hình thành loài

+ Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất

+Sự phát sinh loài người

Sinh thái Có khoảng 10 câu, là chuyên đề chiếm câu hỏi lớn nhất trong đề thi. Chủ yếu là những câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết ở mức độ dễ và trung bình; có thể xuất hiện 1 bài tập dạng tính hiệu suất sinh thái. Chuyên đề này chứa nhiều câu hỏi vận dụng vào thực tiễn nhất.
Nắm vững các kiến thức trong sách giáo khoa liên quan đến:

+ Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

+ Quần thể sinh vật và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

+ Các đặc trưng cơ bản của quần thể

+ Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

+ Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật

+ Diễn thế sinh thái

+ Hệ sinh thái, dòng năng lượng và hiệu suất sinh thái

+ Chu trình sinh địa hóa, sinh quyển và bảo vệ môi trường

Ngoài việc nắm vững các kến thức cơ bản phần sinh thái trong sách giáo khoa, cần luyện tập thêm bài tập tính toán về hiệu suất sinh thái, các bài phức tạp về lưới thức ăn đồng thời tìm hiểu thực tiễn về môi trường và bảo vệ tài nguyên nhiên nhiên.
Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!