Mặc dù K13 chúng ta có thể dư dả thời gian hơn rất nhiều so với những thí sinh thi lần đầu. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta dễ dàng “hóa rồng” đâu nhé! Rất nhiều bạn thi 2,3 thậm chí 4 lần vẫn không đỗ. Điểm lại những khó khăn cản bước đường thành công của các sĩ tử K13 ngay dưới đây!
Tâm lý chủ quan
Cũng chẳng ngạc nhiên vì K13 chúng ta có hẳn 1 năm để ôn thi cơ mà, lại chỉ phải học 3 môn cần để xét tuyển chứ đâu cần học 9 môn như các bạn lớp 12, vậy nên chủ quan cũng phải đúng không? Thêm nữa bản thân lại có “kinh nghiệm” thi một lần rồi khiến cho nhiều bạn luôn mang suy nghĩ “thời gian còn dài, học lúc nào chẳng được”. Nhưng các bạn biết đấy, kiến thức và kỹ năng rất dễ “rơi rụng” nếu chúng ta không rèn luyện thường xuyên. Vì vậy, hệ quả tất yếu của việc này chính là “hóa rồng hụt” đó. Thêm nữa, có những bạn năm ngoái thi trượt, hiện tại đang theo học một trường mình không mong muốn nhưng luôn có suy nghĩ “đỗ thì tốt còn nếu trượt thì ta lại tiếp tục học trường cũ” thì tỉ lệ trượt cũng rất cao nhé! Hãy luôn giương cao tinh thần học tập để tránh sai lầm đáng tiếc.
Tự ti vì đã từng thi trượt
Trái ngược lại với tâm lý chủ quan phía trên thì khó khăn tiếp theo mà K13 chúng ta gặp phải đó chính là sự tự ti và tâm lý ngại ngùng. Điều này xuất phát từ việc bản thân chúng ta đã từng thi trượt hoặc đang học ngành bản thân không mong muốn. Tâm lý thường thấy của chúng ta đó là xấu hổ và ngại ngùng. Chúng ta ngại đi học thêm cùng các em khóa dưới, xấu hổ khi gặp phải thầy cô đã từng dạy, ngại hỏi han bài vở nếu chưa hiểu… Đó chính là những rào cản ngăn bạn bước đến thành công. Hãy nhớ, cuộc sống là một chặng đường dài, chẳng ai chưa từng vấp ngã hay dừng lại nghỉ ngơi lấy sức cả. Chỉ cần sau mỗi lần như thế, chúng ta biết đứng dậy và bước tiếp. Tự ti và ngại ngùng không bao giờ là bạn của thành công đâu!
Bị áp lực thi cử nhiều hơn
Điều này là tất yếu vì quyết định thi lại sau khi trượt đại học tự bản thân bạn ít nhiều đã tạo áp lực cho riêng mình, hơn nữa áp lực còn đến từ rất nhiều nguồn khác như bạn bè, cha mẹ, họ hàng, làng xóm, xã hội…. Có rất nhiều sĩ tử đã trở thành “tử sĩ” chỉ vì quá căng thẳng và lo lắng, dẫn đến làm bài không tốt hoặc không đủ sức khỏe để đi thi. Hãy tập suy nghĩ đơn giản, luôn giữ bản thân trong tinh thần thoải mái, đại học không phải là tất cả, đại học chỉ là một trong rất nhiều con đường mà chúng ta có thể lựa chọn, rất nhiều người chẳng học đại học mà vẫn thành công đó thôi. Hãy biến áp lực thành động lực học tập chứ không phải là một gánh nặng cản đường nhé!
Hoang mang vì những sự thay đổi
Nếu bạn đã từng chủ quan và tự tin về kiến thức của mình thì đến năm nay chắc hẳn bạn đã phải suy nghĩ khác, quy chế thi thay đổi rất nhiều, ví dụ như một số môn đang từ thi tự luận sang thi trắc nghiệm, kiến thức trước chỉ có phần bài tập bây giờ có thêm cả phần lý thuyết. Kỹ năng làm trắc nghiệm không có vậy làm sao để chạy đua với thời gian? Tất cả những thay đổi đó làm bạn hoang mang. Bạn hãy đọc thật kỹ những điểm khác biệt trong quy chế năm nay để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhé!
Việc bạn cần làm ngay bây giờ đó chính rèn luyện và rèn luyện, tự học hoặc tham khảo người bạn đồng hành dưới đây:
Khóa học PEN-I – Khóa học luyện mọi dạng bài có thể có trong đề thi THPT quốc gia
- Toàn bộ phương pháp và kỹ năng xử lý nhanh, chính xác các dạng câu hỏi có thể có trong đề thi.
- 15 đề thi mỗi môn mẫu đảm bảo quét đủ mọi dạng câu hỏi có thể có trong đề thi với 100% hướng dẫn giải chi tiết.
- 15 ma trận dạng bài mỗi môn thi giúp bạn hiểu rõ mình đã sử dụng những phần kiến thức nào trong đề thi, từ đó cho bạn biết bạn còn yếu, thiếu phần kiến thức nào và có kế hoạch học bổ sung ngay.
- Luyện thành thục kỹ năng giải các dạng câu hỏi với Phòng luyện có 20.000 ++ câu hỏi ôn luyện.
Học thử khóa học NGAY TẠI ĐÂY