Thầy giáo Vật lí nổi tiếng với biệt danh VUA TRẮC NGHIỆM

Thầy Phạm Trung Dũng, giáo viên luyện thi Vật lí tại Hà Nội được hàng ngàn học trò biết đến với biệt danh VUA TRẮC NGHIỆM bởi khả năng giảng bài biến khó thành dễ.

Tốt nghiệp đại học và thạc sĩ tại khoa Vật lí (ĐH Sư phạm Hà Nội), thầy Dũng được hàng ngàn học trò biết đến là giáo viên luyện thi nổi tiếng tại Hà Nội. Tên tuổi của thầy gắn liền với biệt danh VUA TRẮC NGHIỆM. Nhưng ít ai biết rằng để có được thành quả như ngày hôm nay, chàng trai Phạm Trung Dũng đã trải qua nhiều vất vả.

Xúc cát thuê kiếm tiền đi học

Sinh ra trong gia đình rất nghèo, nên ngay từ lớp một, cậu bé Dũng đã phải đảm đương mọi công việc nhà.

Bắt đầu thời gian cấp ba cũng là lúc anh chị của thầy giáo này đỗ đại học. Thương bố mẹ vất vả, chàng thanh niên 16 tuổi chỉ nặng vỏn vẹn 45 kg quyết định nhận xúc cát thuê. Duy trì công việc này suốt những năm cấp ba, mỗi ngày anh kiếm được 10.000-15.000 đồng.

Công việc nặng nhọc hơn nhiều so với lứa tuổi, nhưng chàng trai này không bao giờ cảm thấy mệt mỏi. Nhớ lại khoảng thời gian khó khăn, thầy Dũng chia sẻ: “Mỗi ngày đi làm tôi luôn tâm niệm phải tìm cách thoát khỏi cuộc sống lao động chân tay. Đây chính là động lực giúp tôi luôn cố gắng học tập”.

Ấn tượng với những thầy cô giáo luôn coi mình như con, hết lòng vì học trò, anh đã mong ước trở thành giáo viên Vật lí và chọn trường ĐH Sư phạm Hà Nội để thi tuyển.

Do hoàn cảnh khó khăn, nên ngay sau khi nhập học một tháng, chàng trai này bắt đầu đi gia sư để kiếm tiền. “Ba học trò đầu tiên đều hơn tôi một tuổi. Sau một năm ôn luyện, hai người đỗ ĐH kinh tế quốc dân, một người trở thành sinh viên ĐH Thương mại”, thầy Dũng tâm sự.

Để duy trì sinh hoạt phí hàng tháng mà không phải xin tiền bố mẹ, trong 4 năm đại học, Dũng phải dạy 13 ca/tuần. Suốt thời gian đại học anh chỉ nặng vỏn vẹn 49 kg. Nhưng thầy giáo này lại cho rằng: “Đây là khoảng thời gian quan trọng đem đến cho tôi cảm giác nghề nghiệp và rèn luyện tính kiên trì”.

4

Để có thêm kinh nghiệm với nhiều đối tượng học sinh thầy đã lựa chọn dạy thêm tại một trường dân lập. Môi trường này giúp anh có cái nhìn toàn diện về các trò, từ đó định hướng phương pháp dạy phù hợp.

Nhớ lại những ngày đầu đứng lớp ở trường dân lập, anh kể: “Còn trẻ nên tôi cũng thường bị các em trêu đùa. Hơn nữa nhiều em đến lớp vì bố mẹ, hay chỉ để cho vui chứ không thực sự muốn học cũng khiến tôi gặp khó khăn. Nhưng khi đã giúp các em yêu môn học, thầy trò trở nên gắn bó hơn thì đó lại chính là những lứa học sinh rất tình cảm. Đến bây giờ nhiều em vẫn còn thường xuyên liên lạc với tôi”.

Đến nay, khi đã đứng trên bục giảng gần 20 năm, thầy Dũng vẫn không quên quãng thời gian khó khăn thử thách ấy.

Những ký ức về tuổi thơ nghèo khó và vất vả còn khiến anh luôn sẵn sàng giúp đỡ học trò: “Mỗi khi nhận lớp, tôi thường nói với các em bất cứ bạn nào gia đình kinh tế quá khó khăn không thể đi học hãy chia sẻ với thầy. Tôi sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho em học miễn phí để tiếp tục theo đuổi ước mơ và hoài bão của mình.

Biệt danh VUA TRẮC NGHIỆM

Nhắc đến thầy Phạm Trung Dũng bất cứ học trò nào cũng đều biết đến biệt danh vua trắc nghiệm. Điều đó đã trở thành thương hiệu riêng của thầy giáo này.

Nhớ lại nguồn gốc ra đời của biệt danh đặc biệt này, thầy Dũng chia sẻ: “Khi tôi còn đi học, không có máy tính nên đã phải nhẩm số rất nhiều và rút ra được các cách giải nhanh. Vì vậy, lúc đi dạy, tôi truyền lại kinh nghiệm này để học sinh có thể làm các bài toán đại lượng vật lý dễ dàng. Năm 2007, sau khi tổng kết một vấn đề khó và đang đứng trên bục giảng, bỗng một học trò thốt lên “thầy dạy trắc nghiệm thế này đúng là ông vua”. Câu chuyện này từ đó lan truyền và biết danh vua trắc nghiệm xuất phát từ đó.”

Luôn gần gũi, thân thiện với học trò, thầy Dũng còn được còn gọi là đại ca, sư phụ. Đôi khi, do khó tính với những học trò lười anh còn bị một số em đặt biệt danh bố già khó tính.

Mỗi lần như vậy, thầy Dũng đều không cảm thấy khó chịu. Thầy giáo này coi đó là niềm vui và cách thể hiện tình yêu mà các trò dành cho mình.

10277605_1496782930641241_4996487268442227747_n

Giúp học sinh thích đến lớp

Để nhận được sự yêu mến học trò, thầy Dũng luôn biết yêu quý, luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các em.

Thầy Dũng chia sẻ: “Các em có rất nhiều ý kiến hay mà đôi khi tôi cũng học tập được. Với mỗi cách giải tốt của học trò khi áp dụng cho các lớp sau, tôi đều nói rõ đó là của ai chứ không bao giờ nhận là của mình. Điều đó không chỉ khiến các em cảm thấy mình được tôn trọng mà còn tạo động lực giúp các em luôn phấn đấu trong học tập”.

Khi gặp học sinh quá kém, thầy Dũng không trách trò mà nghĩ lại cách dạy của mình. Theo anh, kiến thức chỉ là một phần, quan trọng hơn phải đem lại cho các em niềm yêu thích đối với môn học, thấy được cái lợi của việc đi học.

Thầy giáo này chia sẻ: “Chính vì vậy khi soạn giáo án tôi luôn chú ý từ cách phân chia dạng bài, lựa chọn phương pháp dễ nhớ – lâu quên để truyền đạt cho học trò. Đồng thời, tôi phải bố trí các dạng bài để bổ trợ lẫn nhau khiến học sinh làm đến loại bài khó vẫn cảm thấy dễ dàng”.

Đối với các hiện tượng vật lí, để giúp các trò dễ tưởng tượng và nhớ lâu, thầy Dũng luôn gắn liền với các vấn đề trong cuộc sống và chuyện tình cảm của lứa tuổi học sinh.

Trong bài định luật bảo toàn động lượng, sách giáo khoa đưa ra ví dụ một viên đạn bay vỡ thành hai mảnh khiến học sinh rất khó hình dung. Thầy giáo này đã thay bằng hình ảnh quả chuối bay gãy làm hai khúc gắn với trò chém hoa quả mà nhiều bạn trẻ hay chơi giúp bài học trở nên vui nhộn và dễ hiểu.

Hay để giải thích lực hấp dẫn đối với những vật khối lượng nhỏ là quá bé, thầy liền lấy ví dụ hiện tượng hai bạn trẻ ngồi trong công viên dựa vào nhau đó không phải do lực hấp dẫn của vật lý mà vì “một lực hấp dẫn nào đó”.

Những bài giảng hấp dẫn này chính là yếu tố giúp các học sinh có cảm giác đang được đi học chứ không phải bị bắt buộc đến lớp.

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!