Chiến thuật khoanh trắc nghiệm về con lắc dao động của thầy Nguyễn Ngọc Hải

Chiến thuật sử dụng kĩ năng rút lõi và mẹo đặt tên để ghi nhớ công thức của thầy Nguyễn Ngọc Hải sẽ giúp teen 2k giải nhanh các dạng bài về con lắc dao động.

Mẹo đặt tên để ghi nhớ công thức

Nếu muốn giải thành thạo các bài toán về dao động của con lắc thì trước hết bạn cần nắm vững kiến thức tổng quát về con lắc đơn và con lắc lò xo từ khái niệm, tính chất, công thức, các trường hợp đặc biệt.

Theo thầy Nguyễn Ngọc Hải, để có một cái nhìn tổng quan về con lắc thì có 2 nội dung teen 2k cần “ghi lòng tạc dạ” đó: công thức tính chu kỳ vì từ công thức này có thể suy ra các công thức tính tần số, tần số góc và công thức tính năng lượng của con lắc.

Với kinh nghiệm 20 năm luyện thi, thầy Nguyễn Ngọc Hải phát hiện học sinh thường bị nhầm lẫn giữa công thức tính chu kỳ của con lắc đơn và chu kỳ của con lắc lò xo nên đã nghĩ ra một mẹo để phân biệt cực thú vị như sau:

Đối với chu kỳ của con lắc đơn nhớ đây là “công thức LG” (LG là tên một thương hiệu điện máy) trong đó L độ dài còn G là gia tốc trọng trường. Đối với chu kỳ của con lắc lò xo  thì bạn có thể nhớ là “công thức Mic-key” (Mic-key ở đây là tên một chú chuột khá nổi tiếng mà chắc teen 2k đã rất quen thuộc) trong đó Mic là đại diện cho khối lượng m, còn Key đại diện độ cứng K.

Thầy Nguyễn Ngọc Hải đang giảng các chiến thuật giải toán trắc nghiệm

Cách ghi nhớ này sẽ khiến bạn cảm thấy việc học công thức trở nên nhẹ nhàng hơn mà không bao giờ bị nhầm lẫn. Riêng đối với công thức về năng lượng của con lắc bạn chỉ cần nhớ một công thức là E= kA^2/2 là có thể suy ra các công thức khác.

Chiến thuật sử dụng kĩ năng rút lõi

Dạng bài về con lắc dao động sẽ tốn rất nhiều thời gian nếu bạn trình bày từng bước một ra rồi mới đi đến kết quả. Từ bây giờ, bạn có thể sử dụng thủ thuật rút lõi để chỉ từ công thức cơ bản suy ra ngay được mối quan hệ giữa các đại lượng và giải bài tập trong vòng một nốt nhạc.

Hãy cùng học tập kĩ năng đó trong ví dụ sau:

Ví dụ 1: Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Nếu vật có khối lượng m1 thì chu kỳ dao động là 3s, vật có khối lượng m2 thì chu kỳ dao động là 4s. Vậy nếu vật có khối lượng là (m1+m2) thì chu kỳ dao động là:

  1. 7s                           B. 5s                                         C. 12/7s                  D. 1s

Giải:

Từ công thức tính chu kỳ T và khối lượng m, sử dụng kĩ năng rút lõi suy ra: m~T2. Mà m=m1+m2 suy ra: T^2 = (T1)^2 + (T2)^2.

Thay số ta được T = 5s

Con lắc lò xo. Nguồn: vatlypt.com

Như vậy, chỉ với vài bước suy luận chưa đến 5 dòng bạn đã có thể tính ngay ra kết quả đúng, thậm chí nếu đã luyện nhiều lần và nhớ được dạng bài thì chỉ cần vừa đọc đề bạn đã nhẩm ra được đáp án. Chỉ còn ít ngày nữa kì thi THPT quốc gia sẽ chính thức khởi động, hãy tranh thủ thời gian ôn tập lại kiến thức tự tin giành điểm cao chinh phục ước mơ các bạn nhé.

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!