Bài viết đặc biệt dành cho những teen 2k vẫn còn đang thấy “mông lung như một trò đùa” với nghề nghiệp tương lai!

Tới thời điểm hiện tại vẫn có nhiều teen 2k vẫn chưa định hướng được nghề nghiệp mà mình muốn làm trong tương lai. Đừng lo, chỉ cần làm đúng 7 bước dưới đây là bạn sẽ câu trả lời thôi!

Bước 1: Tự đánh giá năng lực bản thân

Để chọn đúng ngành phù hợp với bản thân, bước đầu tiên các bạn cần làm đó là tìm hiểu kỹ xem bản thân mình có năng lực gì, yêu thích điều gì, có những sở trường nào, nét  tính cách, quan điểm ra sao và dựa vào đó để đưa ra dự đoán nghề nghiệp phù hợp.
Một gợi ý nhỏ ở đây là bạn có thể tự đánh giá bản thân bằng cách làm các bài trắc nghiệm tính cách để dễ dàng lựa chọn ra nghề hợp nhất. Nếu như bạn vẫn còn cảm thấy hoang mang thì có một cách khác đó là nhờ tới sự tư vấn từ gia đình, thầy cô hoặc các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp thì càng tốt.

Bước 2: Lên danh sách những ngành nghề bản thân cảm thấy hứng thú

Hãy nhớ lại mơ ước ngày bé của bạn: là một cảnh sát chuyên đi bắt kẻ xấu, là thầy cô trên bục giảng dạy cho các học trò, hay là vị bác sĩ để chăm sóc bệnh nhân… Hãy hãy lên một danh sách công việc bạn muốn làm trong tương lai mà bạn cảm thấy phù hợp với năng lực của bản thân. Tiếp theo, bạn hãy đặt thứ tự các công việc bạn yêu thích theo thứ tự ưu tiên và tìm hiểu thêm.

Bai-viet-dac-bit-cho-teen-2k
Nguồn: postofficeshop.co.uk

Bước 3. Tìm hiểu kỹ các ngành nghề vừa liệt kê

Sau khi đã tìm hiểu và liệt kê danh sách các ngành nghề mà bạn yêu thích thì bước tiếp theo là bạn nên làm là tìm hiểu kỹ các ngành nghề đó ở những yếu tố: công việc, môi trường làm việc, thu nhập, tính chất công việc… Nó sẽ giúp cho việc định hình tốt hơn công việc công việc mong muốn làm trong tương lai của bạn.

Trong quá trình “tìm tòi” tất cả những thông tin liên quan đến các ngành này các bạn hãy để ý thu hẹp dần danh sách ngành nghề yêu thích lại, đồng thời tìm hiểu sâu hơn nữa từng ngành nghề còn lại về các yếu tố như: mô tả việc làm hay nhu cầu nhân lực, và cơ hội thăng tiến khi làm những việc liên quan đến ngành nghề mà bạn đã chọn.

Bước 4: Thu hẹp danh sách ngành nghề yêu thích

Ở bước này bạn nên thu hẹp danh sách ngành nghề yêu thích hơn nữa bằng cách phân tích thật sâu về tiêu chí chọn ngành phù hợp với bản thân – những chuyên môn mà bạn cảm thấy mình có thể gắn bó lâu dài mà không dễ gây nhàm chán. Lưu ý ở đây là các bạn nên giữ 2-5 ngành mình thích nhất thui nhé!

Bước 5: Hỏi trực tiếp những người có kinh nghiệm

Sau khi đã chọn được 2-5 ngành mà bản thân cảm thấy “ưng ý” nhất rồi thì đã đến lúc, bạn mang những “suy nghĩ” của mình đến nhờ sự trợ giúp của những người có kinh nghiệm trong các lĩnh vực mà bạn chọn rồi đấy! Lúc này, bạn nên hỏi sâu hơn về chuyên ngành mà mình mong muốn theo đuổi: những kinh nghiệm, những khó khăn và những cách để bạn cần tiếp cận với công việc ấy. Làm tốt bước này, bạn sẽ tìm hiểu kỹ càng hơn về mặt tích cực cũng như tiêu cực của một ngành nghề để từ đó, bạn sẽ lựa chọn xem ngành nào là phù hợp với mình nhất.

Bước 6. Lựa chọn nghề nghiệp mà bạn thấy phù hợp nhất

Sau khi đã nhờ những người có kinh nghiệm tư vấn sâu hơn những ngành mà bạn yêu thích thì bước quan trọng nhất bây giờ là lựa chọn. Hãy chọn ngành mà bạn thực sự yêu thích và đảm bảo được những yếu tố mà bản thân có thể đáp ứng được. Tiếp theo, bạn hãy chọn trường đại học có chuyên ngành ấy và tìm hiểu thêm về thông tin tuyển sinh cũng như số điểm yêu cầu đầu vào… Làm được điều ấy, coi như bạn đã xác định được đích đến “trong mơ” của mình rồi đấy!

Bước 7. Xác định mục tiêu và lên kế hoạch học tập

Mục tiêu của bạn khi theo đuổi ngành nghề mình yêu thích là gì? Bạn muốn trở thành một doanh nhân thành đạt, thành tiến sỹ, hay giáo sư… Đó là những câu hỏi cần phải được trả lời một cách rõ ràng, xác định bạn mong muốn điều gì ở tương lai để cố gắng đạt mục tiêu đó.
Khi đã chọn xong chuyên ngành phù hợp nhất và xác định rõ ràng mục tiêu trong tương lai thì bước cuối cùng cần làm đó là lên một kế hoạch học tập thật chi tiết, tỉ mỉ cho bản thân trong suốt một năm học cuối cấp này. Bạn có thể tự đặt ra cho mình một lộ trình ôn thi hoàn hảo, phù hợp với khả năng học tập của bản thân.

Nếu như teen 2k còn băn khoăn về điều gì thì có thể tham khảo chương trình ôn thi đại học ở đây nhé!

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!