Bộ GD&ĐT vừa công bố thông tin về thi THPT quốc gia 2016, theo đó cơ bản ổn định như năm 2015 và thời gian thi vẫn là từ 1/7 đến 4/7. Đối với đề thi môn Toán, cấu trúc đề thi sẽ có 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao để phân loại học sinh, đề 2016 cũng sẽ có tính phân loại tốt hơn ở giữa các câu tức là độ khó giữa các câu cũng rõ nét hơn.
Thời gian ôn tập của học sinh chỉ còn 4 tháng, đây là khoảng thời gian không nhiều nhưng đủ để các em có thể ôn thi từ đầu nếu có mục tiêu cụ thể và kế hoạch ôn thi rõ ràng.
1. Rà soát lại các kiến thức đã có
Ngay trước Tết các em hãy rá soát lại các phần kiến thức đã học được, bao nhiêu phần đã nắm chắc, phần nào còn thiếu, yếu để có kế hoạch học, luyện trong thời gian còn lại. Có 2 cách để học sinh rà soát lại kiến thức:
- Một là kiểm tra từng phần kiến thức theo đề kiểm tra của từng chương
- Hai là kiểm tra kiến thức qua đề thi THPT quốc gia.
2. Đặt mục tiêu và bám đuổi mục tiêu
Đặt mục tiêu rõ ràng, trọng tâm và lập kế hoạch khả thi trong thời gian còn lại.
- Mục tiêu 5-6 điểm: Cần nắm các phần Khảo sát, câu hỏi liên quan đến khảo sát (dạng rất cơ bản), Tích phân, Phương trình mũ và logarit, Lượng giác, Số phức, Tổ hợp xác suất.
- Mục tiêu 7 điểm: Cần nắm thêm phần Hình học không gian
- Mục tiêu 8-9 điểm: Cần nắm thêm câu Hình oxy và Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình
- Mục tiêu 10 điểm: Cần nắm chắc câu Bất đẳng thức
Nội dung
|
Điểm
|
Mức độ
|
Cấp độ tư duy
|
Câu 1: Khảo sát hàm số
|
1
|
Dễ
|
Nhớ
|
Câu 2: Bài toán liên quan đến khảo sát hàm số
|
1
|
Dễ
|
Nhớ
|
Câu 3a: Số phức
|
0.5
|
Dễ
|
Nhớ
|
Câu 3b: Mũ và Logarit
|
0.5
|
Dễ
|
Nhớ
|
Câu 4: Tích phân
|
1
|
Dễ
|
Nhớ
|
Câu 5: Hình học tọa độ Oxyz
|
1
|
Dễ
|
Nhớ
|
Câu 6a:Lượng giác
|
1
|
Dễ
|
Nhớ
|
Câu 6b: Xác suất
|
1
|
Trung bình
|
Thông hiểu
|
Câu 7: Thể tích trong không gian
|
0.5
|
Dễ
|
Nhớ
|
Câu 7: Khoảng cách trong không gian
|
0.5
|
Trung bình
|
Thông hiểu
|
Câu 8: Hình học tọa độ phẳng
|
1
|
Khó
|
Vận dụng
|
Câu 9: Phương trình
|
1
|
Khó
|
Vận dụng
|
Câu 10: Giá trị lớn nhất – nhỏ nhất
|
1
|
Khó
|
Vận dụng cao
|
Xem thêm: Phân tích cấu trúc đề thi môn Toán 2015
3. Lên kế hoạch học tập và thời gian biểu phù hợp
Khi đã có mục tiêu, biết xuất phát điểm hiện tại của bản thân rồi, các em hãy lập kế hoạch và thời gian biểu phù hợp với bản thân. Khi lập kế hoạch và thời gian biểu cần lưu ý:
- Kế hoạch càng cụ thể càng tốt và cần có mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn. Ví dụ 3 ngày phải học xong phần tích phân…
- Ôn tổng quát nhưng có trọng tâm rõ ràng: Tập trung cho các phần còn yếu, tập trung cho các phần kiến thức để đạt được mục tiêu.
- Thu xếp thời gian tối đa cho việc tự học. Học đến đâu luyện đến đó, chắc tới đó.
- Kết hợp học kiến thức với luyện đề thường xuyên
4. Định hướng cụ thể cho các nhóm học sinh
Mỗi học sinh lại có cái khó riêng của mình nhưng đều có thuận lợi, các em phải tận dụng lợi thế, “biết mình” (biết năng lực bản thân, mục tiêu bản thân) là ai và biết thi cái gì (cấu trúc đề thi ra sao, phần nào khó, phần nào dễ…) thì sẽ có kế hoạch ôn tập tốt và đạt mục tiêu đề ra.
- Đối với học sinh mất gốc: Đầu tiên các em cần phải biết cấu trúc đề thi, nội dung cần ôn tập trước (có thể thông qua đề thi 2015, xem cấu trúc khóa học PEN-C) từ đó có kế hoạch ôn lại từ đầu, ôn tập các phần dễ trước. Mục tiêu điểm thi cụ thể để lựa chọn các phần trọng tâm. Các em cần học các chuyên đề một cách hợp lí ( hợp lí ở đây là những phần dễ chúng ta chỉ cần học cơ bản và không mất quá nhiều thời gian làm những câu khó mà thực chất trong đề thi nó là dễ). Qua tết là 15/2 và các em có thể ôn các chuyên đề: Khảo sát, tích phân, số phức, phương trình mũ và loga, hình oxyz đến tầm 15-22/3 là xong. Sau đó, học tiếp các phần lượng giác, xác suất tổ hợp, hình học không gian đến hết tháng 4. Trong quá trình này các em cũng nên làm quen với các đề thi THPT quốc gia để kiểm tra lại kiến thức đã ôn tập được, hiểu được cách trình bày, lời giải của 1 bài thi trở đi. Khi này các em sẽ ôn kỹ phần kiến thức cơ bản chiếm 60% kiến thức của đề thi. Đến tháng 5 và 6 tập trung làm đề nhiều hơn, tối ưu hóa các phần kiến thức và điểm số mục tiêu.
- Đối với học sinh đã có căn bản, các em bắt tay làm đề ngay khoảng 4-5 ngày 1 đề. Cùng với nó là kế hoạch học các chuyên đề để nâng cao điểm số (tùy theo điểm số của các em khi làm đề, mình thấy phần nào chưa vững thì học thêm phần đó, khi học cần có bài giảng chuẩn vì nếu học bị trùng các phương pháp đã biết thì sẽ làm mất thời gian, cần có tư duy tổng quát để nhận dạng bài). Đến hết tháng 3 các em cần phải nắm vững các phương pháp làm cho tất cả các phần, sau đó sẽ là quá trình áp dụng một cách linh hoạt các phương pháp cũng như tư duy tổng quát các phương pháp để rút ra điều cốt lõi. Đến tháng 5 và 6 thì vẫn là tập trung làm đề nhiều hơn và cố gắng hoàn thiện trong trình bày cũng như tối đa hóa điểm số.
PEN-C sẽ là một cuốn cẩm nang cho tất cả những học sinh có mục đích thi kì thi THPT quốc gia, mọi thứ các em cần đều nằm trong đó với toàn bộ các phương pháp đủ để chinh phục đề thi. Hãy dùng nó một cách hợp lí kết hợp với PEN-I để đưa dần các em tới đích.
Chúc các em thành công!