Muốn học giỏi hóa, phải nắm vững kiến thức cân bằng phương trình Hóa học (PTHH). Ở phần 1, chúng mình đã điểm qua 3 cách cân bằng PTHH phổ biến nhất. Hãy cùng xem tiếp 3 mẹo cân bằng phương trình phản ứng cực hay ở bài viết này nhé.
Mẹo cân bằng phương trình “chẵn – lẻ”
Số lượng nguyên tử của 1 nguyên tố ở vế trái bằng số lượng nguyên tử của nó ở vế phải, trong PTHH đã được cân bằng. Do đó, nếu số lượng nguyên tử của 1 nguyên tố ở vế này là số chẵn thì số nguyên tử của nó ở vế kia cũng sẽ là số chẵn. Nếu số lượng nguyên tử của 1 nguyên tố còn lẻ, chúng mình sẽ thì nhân đôi số này để cân bằng phương trình hóa học.
Ví dụ:
Cân bằng phản ứng cho ôxi tác dụng với Sắt(II) đisulfua tạo ra Sắt (III) oxit và Lưu huỳnh đioxit
O2 + FeS2 → SO2 + Fe2O3
Ở vế trái, số lượng nguyên tử O2 là chẵn (không kể hệ số của nó). Ở vế phải, số lượng nguyên tử ôxi·trong SO2 là chẵn, nhưng trong Fe2O3 là lẻ. Do đó, chúng ta nhân đôi và cân bằng tiếp các hệ số còn lại.
2Fe2O3 → 4FeS2 → 8SO2 → 11O2
Ta suy luận ra các hệ số của các chất theo thứ tự trên. Thay vào PTPƯ ta có:
11O2 + 4FeS2 → 8SO2 + 2Fe2O3
Mẹo cân bằng phương trình hóa học: Mẹo cân bằng phương trình “chẵn – lẻ”
Mẹo dùng nguyên tố chung nhất
Nếu bạn thấy một nguyên tố xuất hiện nhiều lần ở các hợp chất trong PTPƯ, bạn có thể tận dụng nguyên tố này làm “nguyên tố chung nhất”. Chúng mình sẽ bắt đầu cân bằng phương trình hóa học từ hệ số các phân tử của nguyên tố này.
Ví dụ:
Cân bằng phương trình phản ứng cho Axit nitric tác dụng với Đồng tạo ra Đồng(II) nitrat, nước và oxit nitric.
HNO3+ Cu → Cu(NO3)2 + H2O + NO
Nguyên tố chung nhất là nguyên tố ôxi vì nó xuất hiện ở 4 hợp chất. Số lượng nguyên tử ôxi ở vế phải là 8 nguyên tử và vế trái là 3. Bội số chung nhỏ nhất (BSCNN) của 8 và 3 là 24, suy ra hệ số của Axit nitric HNO3 là 24/3 = 8.
Do số lượng nguyên tử Nitơ ở vế tay trái chẵn, ta có 8HNO3 → 4H2O → 2NO
3Cu(NO3)2 → 3Cu
Từ đó ta có thể dễ dàng cân bằng phương trình phản ứng:
8HNO3 + 3Cu → 3Cu(NO3)2 + 4H2O + 2NO
Những phương trình hóa học sao mà dài và khó hiểu quá đi, làm sao để học giỏi Hóa đây? Ngoài việc “bỏ túi” những mẹo học tập hay, bạn có thể tham khảo App HOCMAI. Ứng dụng học trực tuyến “hàng TOP” này sẽ giúp bạn bứt phá điểm số không chỉ môn Hóa và còn rất nhiều môn khác, với kho bài giảng và đề thi cực kỳ chất lượng. Hãy tải App ngay hôm nay bạn nhé!
Mẹo cân bằng phương trình hóa học: Mẹo dùng nguyên tố chung nhất
Mẹo cân bằng theo nguyên tố tiêu biểu
Nguyên tố tiêu biểu, trái với nguyên tố chung nhất, là nguyên tố có mặt ít nhất trong các chất ở PTPƯ. Tuy nhiên, nguyên tố này lại liên quan gián tiếp nhất đến nhiều chất của PTHH. Nếu bạn nhận ra được nguyên tố tiêu biểu, bạn có thể cân bằng phương trình hóa học theo các bước sau:
- Bước 1: Chọn nguyên tố tiêu biểu.
- Bước 2: Cân bằng nguyên tố tiêu biểu.
- Bước 3: Cân bằng các nguyên tố khác theo nguyên tố này.
Ví dụ: Cân bằng phản ứng hóa học cho Axit clohidric tác dụng với thuốc tím tạo ra Kali Clorua, khí Clo, nước và Mangan(II) clorua.
HCl + KMnO4 → KCl + Cl2 + H2O + MnCl2
Bước 1: Chọn nguyên tố tiêu biểu nhất: ôxi (O)
Bước 2: Cân bằng nguyên tố O: KMnO4 → 4H2O
Bước 3: Cân bằng các nguyên tố còn lại trong PTPƯ:
+ Cân bằng Hiđrô (H): 4H2O → 8HCl
+ Cân bằng Clo (Cl): 8HCl → MnCl2 + (5/2)Cl2 + KCl
Từ đó ta có:
8HCl + KMnO4 → KCl + (5/2)Cl2 + 4H2O + MnCl2
Sau cùng nhân tất cả hệ số với mẫu số chung ta có:
16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 5Cl2 + 8H2O + 2MnCl2
Mẹo cân bằng phương trình hóa học: Mẹo cân bằng theo nguyên tố tiêu biểu
Trên đây là bài viết về mẹo cân bằng phương trình Hóa học phần 2 do Blog HOCMAI chia sẻ. Hóa học sẽ chẳng còn là nỗi lo nếu chúng mình học tập một cách chăm chỉ, thông minh. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, bạn hãy để lại bình luận dưới bài viết này nhé!