Không phải ngẫu nhiên khi là một môn khó nhưng Vật lí lại được đưa vào nhiều tổ hợp môn xét tuyển Đại học – Cao đẳng như khối A00, A01, V00, K00, A02, A03, A04, C01, C05, D11… Đọc bài viết dưới đây để biết 3 lí do khiến Vật lí được “trọng dụng” như vậy và làm cách nào vượt qua “rào cản” một môn học khó để tự tin bước vào thi tốt nghiệp THPT nhé!
1. Vật lí là nền tảng cơ bản của khoa học công nghệ
Sự phát triển của Vật lí gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ. Vì vậy những hiểu biết về Vật lí có giá trị rất to lớn trong nghiên cứu khoa học cũng như đời sống và sản xuất , đặc biệt là trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Các ngành nghề như xây dựng, kiến trúc, điều khiển tự động hóa… đều sử dụng trực tiếp những kiến thức của Vật lí về cơ học, về điện… Nếu bạn học Đại học Xây dựng, bạn sẽ phải học rất nhiều các môn liên quan đến Vật lí như Vật lí đại cương, Vật lí thực hành, Cơ học kết cấu, Sức bền vật liệu… Nhất là trong thế kỷ 21 này, khi xu hướng sử dụng kỹ thuật hạt nhân ngày càng trở nên phổ biến, đây là ngành khoa học quan trọng giúp đất nước phát triển theo kịp những tiến bộ của thế giới.
2. Vật lí là đời sống
Những vật dụng xung quanh chúng ta như bóng đèn, bàn là, quạt điện, tủ lạnh, ti vi, nồi cơm điện… đều được tạo ra từ những nguyên tắc, quy luật của Vật lí. Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức gắn kết một cách chặt chẽ với thực tế đời sống.
Chẳng hạn ứng dụng kiến thức Vật lí trong việc sử dụng khinh khí cầu lần đầu tiên giúp con người “biết bay”. Dựa trên nguyên tắc chênh lệch tỉ trọng: “mọi chất có tỉ trọng nhẹ hơn đều có phương hướng đi lên trên”. Đơn giản và thiết thực hơn, hiểu biết Vật lí có thể giúp các bạn tự lắp đặt mạng lưới điện trong nhà, không mất tiền thuê thợ điện, hay có thể tự chế điều hòa mát lạnh trong phòng trọ sinh viên khi không có điều kiện như con nhà người ta.
3. Vật lí ngày càng được ứng dụng trong nhiều ngành nghề hơn
Trong xu hướng phát triển của thời đại, không chỉ những ngành khoa học kĩ thuật mới ứng dụng nhiều những kiến thức của Vật lí, giờ đây kĩ thuật Vật lí còn được sử dụng trong rất nhiều ngành nghề khác như nông nghiệp, sinh học, y học, môi trường…
Ví dụ:
– Trong y học phẫu thuật tim, tia laser có tác dụng tái tạo sự phân bố mạch bằng laser xuyên qua cơ tim, tạo hình mạch bằng laser chọc qua da, nối vi phẫu động mạch bằng laser. Ngoài ra laser còn ứng dụng trong phẫu thuật tai – mũi – họng bằng cách sử dụng Laser CO2 bước song trong khoảng 10mm Laser neodym.
– Trong nông nghiệp, “Nhiều nước trên thế giới hiện nay yêu cầu nông sản nếu muốn vào thị trường họ, bắt buộc phải chiếu xạ. Ví dụ, nếu không chiếu xạ, thanh long Việt Nam không thể xuất khẩu sang thị trường Mỹ”, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam Lê Huy Hàm cho biết.
Do đó có thể thấy, Vật lí không chỉ là một môn học ở phổ thông mà còn là một môn quan trọng để dự thi, để học đại học và có nhiều ứng dụng trong việc làm sau này. Vậy các bạn đã cảm thấy đủ tự tin với môn Vật lí để chinh phục kì thi THPT QG, kiếm một tấm vé vào đại học chưa?
Nếu câu trả lời là chưa thì bạn hãy tìm đến sự trợ giúp của các thầy giáo: Trần Đức, Nguyễn Ngọc Hải, Đỗ Ngọc Hà khi chỉ còn 2 tháng cuối cùng này. Trong khóa PEN – M Vật lí, các thầy sẽ giúp bạn học nhanh – gọn – tập trung để tối đa hóa điểm số, dù bạn là học sinh trung bình – khá chỉ nhắm đến 7 – 8 điểm hay là học sinh khá – giỏi nhắm đến mục tiêu điểm 9, điểm 10, các thầy đều có cách giúp bạn.
Để có thêm thông tin về khóa học của bộ 3 thầy kể trên, các bạn xem ngay TẠI ĐÂY