Những lỗi sai tai hại khi làm bài thi môn Vật lí

Để đạt được điểm số cao môn Vật lí THPT quốc gia 2016, ngoài trang bị kiến thức vững chắc, học sinh cần cẩn thận, tỉ mỉ làm từng câu hỏi, đặc biệt là những câu hỏi có bẫy. Một sai sót nhỏ cũng có thể khiến học sinh mất điểm đáng tiếc.

Để làm bài thi và đạt điểm “qua” trong kì thi là điều quá dễ dàng, nhưng chúng ta sẽ cảm thấy rất khó chịu thậm chí “ức chế” nếu mất điểm một cách lãng xẹt. Trong bài viết này, thầy Đặng Việt Hùng đã chỉ ra 5 sai lầm phổ biến và đưa ra lời khuyên giúp học sinh tránh những sai lầm này.

Đọc không kĩ nội dung, yêu cầu của đề bài

Khi đọc đề bài, đặc biệt là đề bài tập Vật lí, học sinh thường chỉ chú trọng đến số liệu, dữ kiện bài toán mà lướt qua yêu cầu dẫn đến hiểu sai nội dung, yêu cầu của đề bài.

Để tránh hiểu sai yêu cầu của đề bài, học sinh cần lưu ý, gạch chân một số cụm từ khóa khi đọc đề bài, ví dụ như cùng pha, ngược pha, vuông pha, sớm pha, trễ pha, lệch pha, có thể – không thể, không đúng, gần giá trị nào nhất, …

Ví dụ: Nhận định nào dưới đây là không đúng khi nói về một vật dao động điều hòa?

A. Vận tốc trễ pha hơn li độ góc π/2

B. Li độ ngược pha so với gia tốc

C. Lực kéo về sớm pha hơn vận tốc góc π/2

D. Tốc độ trung bình của vật trong một chu kì và nửa chu kì dao động là như nhau.

Quên không đổi đơn vị

Với môn Vật lí, khi thực hiện các phép tính toán, việc quy đổi về đơn vị chuẩn là cực kì quan trọng. Đặc biệt là trong những bài có đáp án nhiễu, sự giống nhau của các đáp án khiến học sinh dễ nhầm lẫn khi lựa chọn.

Học sinh bắt buộc phải nhớ được đơn vị của các đại lượng thường gặp như: x, A(m), v(cm/s), a(m/s2), K(N/m), động năng, thế năng, cơ năng, (J), I(A), U(V), f(Hz), T(s), F(N); E(V/m), λ (m), …

Ví dụ:  Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì dao động là 0,2 (s). Tính độ cứng của lò xo biết khối lượng vật nặng là 200 (g), lấy π2 = 10.

A. 200N

B. 20 N/m

C. 2 N/cm

D. 200000 N/m

Phân tích: 

– Bằng suy luận, học sinh có thể loại ngay đáp án A và D (A do không đúng đơn vị, còn D là kết quả phi thực tế, trên thực tế với con lắc lò xo dao động điều hòa thì độ cứng k chỉ khoảng vài chục, đến 200 N/m).

– Nếu học sinh nào “quên” không đổi đơn vị của khối lượng m = 200 (g) = 0,2 (kg) mà thay thẳng số liệu 200 (g) thì sẽ tìm ra đáp án D, và như vậy là sai.

Loi giai dung

Quên những số liệu cần phải nhớ

Chương trình Vật lí lớp 12 có một số các số liệu bắt buộc học sinh phải thuộc, đề thi chỉ cung cấp những hằng số cơ bản. Nếu quên những số liệu này, học sinh khó có thể tìm ra đáp án đúng.

Trong chương trình thi đại học, học sinh cần nhớ những đại lượng sau:

  • Khoảng giá trị bước sóng, tần số của các sóng vô tuyến (sóng dài, trung, ngắn và cực ngắn)
  • Khoảng giá trị bước sóng của 7 màu đơn sắc cơ bản (đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím)
  • Thang sóng điện từ (sóng vô tuyến, hồng ngoại, as nhìn thấy, tử ngoại, tia X, tia gamma…)
  • Bảng giới hạn quang điện ngoài của một số kim loại thường gặp (Bạc, Đồng, Kẽm, Nhôm, Canxi, Cs…)
Ví dụ: Chiếu ánh sáng có bước sóng λ = 0,4 µm vào kim loại nào dưới đây thì có xảy ra hiện tượng quang điện ngoài?

A. Bạc

B. Đồng

C. Kẽm

D. Xesi

Tô nhầm đáp án

Một số học sinh thường có thói quen khoanh đáp án vào đề thi, cuối giờ mới tô đáp án vào phiếu trả lời trắc nghiệm. Áp lực tâm lí, áp lực thời gian khiến học sinh khó tránh khỏi nhầm lẫn giữa câu đã khoanh trên đề với câu cần tô trên phiếu.

Để tránh việc tô nhầm đáp án, học sinh hãy làm một mạch 30 câu đầu tiên (nhóm các câu dễ nhất đề thi) sau đó dừng lại tô thật cẩn thận vào phiếu, tiếp tục làm 10 câu nữa (từ 31 đến 40) rồi lại tô vào phiếu. Khi còn 10 câu cuối cùng, làm được chắc chắn thêm câu nào thì tô ngay (vì đây là nhóm khó nhất, có tính phân loại cao), với các câu không giải được thì dùng phương án loại trừ giảm bớt đáp án, so sánh với số câu đã giải đúng để có thể tìm được phương án có tỉ lệ đúng cao nhất.

Áp lực và lo lắng trong phòng thi

Đặt ra mục tiêu như bắt buộc phải đậu, bắt buộc phải điểm cao… vô hình tạo ra áp lực không nhỏ trong phòng thi. Hãy thoải mái tâm lí, cố gắng làm hết khả năng của mình để không có gì phải hối hận. Trong thời gian chờ đợi giám thị phát đề thi, nên uống vài hụm nước, trò chuyện với các bạn xung quanh để quên đi cảm giác là mình đang ở trong phòng thi, những người xung quanh là những người bạn đích thực của mình.

Với PEN-M N3 thầy Đặng Việt Hùng sẽ giúp bạn tránh những “bẫy” trong bài thi môn Vật lí và cán đích điểm 10.

Học PEN-M với thầy Hùng TẠI ĐÂY

Xem thêm:
Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!