Trước khi có đề thi mẫu, học sinh nên làm gì?

Tạm gác lại những tranh luận ở cấp vĩ mô, trong nội dung bài viết này người viết chỉ cố gắng đề cập đến khía cạnh cũng là nhân vật chính của ngành giáo dục: trước khi có đề thi mẫu. học sinh sẽ phải làm gì?

Trong những ngày gần đây, các học sinh, giáo viên và những người làm giáo dục rất xôn xao trước dự thảo về Quy chế thi THPT quốc gia năm 2017. Trong số các ý kiến đưa ra, hầu hết các học sinh đều than vãn về sự “chuột bạch” của mình và cho rằng thời gian chỉ còn rất ngắn và không muốn sự thay đổi. Các giáo viên cũng đưa ra nhiều ý kiến trái chiều về dự thảo, từ đó băn khoăn, lo lắng về việc giảng dạy cũng như học tập của học sinh giai đoạn tới như thế nào? Tạm gác lại những tranh luận ở cấp vĩ mô, trong nội dung bài viết này người viết chỉ cố gắng đề cập đến khía cạnh cũng là nhân vật chính của ngành giáo dục: học sinh sẽ phải làm gì để thích nghi kịp thời với những đổi mới trong kỳ thi năm tới?

Việc đổi mới và tìm kiếm một hình thức thi cử phù hợp nhất sẽ được thực hiện trong năm học này và những năm học tới cho đến khi hạn chế được những bất cập trong công tác thi, tuyển sinh trong những năm vừa qua. Như vậy, việc đổi mới giáo dục trong đó có đổi mới công tác thi và tuyển sinh chắc chắn sẽ được thực hiện và thực hiện theo một lộ trình mà Bộ đã đưa ra trong vấn đề nội dung thi: năm 2017 thí sinh thi kiến thức chủ yếu trong chương trình lớp 12, năm 2018 thi kiến thức lớp 11 và 12 và từ năm 2019 sẽ thi kiến thức của cả 3 năm theo hướng tổ hợp các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên/Khoa học xã hội.

Thứ hai, một vấn đề quan trọng khác là các trường Đại học sẽ tuyển sinh như thế nào? Nhiều ý kiến cho rằng các trường đại học sẽ tổ chức các kỳ thi riêng/kỳ thi bổ sung để chọn lọc thí sinh, nhưng bản thân người viết cho rằng ít nhất năm nay và thậm chí là một số năm tới các trường sẽ chưa tổ chức được kỳ thi riêng giống như các năm 2001 trở về trước (năm 2015 khi ghép kỳ thi Tốt nghiệp với kỳ thi Đại học thành kỳ thi THPT Quốc gia nhiều trường cũng đã tuyên bố tổ chức kỳ thi riêng, nhưng cho đến nay rất ít trường làm điều đó). Do quyền tự chủ tuyển sinh, nhiều trường sẽ lấy điểm tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục Công dân) chứ không lấy riêng từng môn như Hóa học, Sinh học hay Lịch sử, Địa lí, tất nhiên vẫn sẽ có các chỉ tiêu theo các khối thi truyền thống ở một tỷ lệ nhất định.

Chính vì những đổi mới trên, trong thời gian chờ đợi một văn bản cuối cùng từ Bộ và các trường Đại học, học sinh cần phải làm gì?

nguyen-thanh-cong
ThS. Nguyễn Thành Công (Giáo viên trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội)

Đối với học sinh

Trước tiên các em cần duy trì việc học kiến thức cơ bản một cách bình thường, bởi vì khi có kiến thức các em có thể tham dự kỳ thi với bất kỳ hình thức thi nào, tự luận hay trắc nghiệm, riêng rẽ hay tổ hợp… Phần lớn dành cho thi cử, mấu chốt là kiến thức các em tích luỹ được trong quá trình học tập của mình. Tuy nhiên, song song với quá trình học tập đó các em học sinh phải theo dõi sát sao các thông tin về quy chế thi, đề thi minh hoạ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để có những bước chuẩn bị tốt về kỹ năng cho việc thi cử của mình. Kỹ năng đó bao gồm:

  1. Kỹ năng ôn tập tập kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi từ hệ thống kiến thức mà các em đã tiếp thu được trong quá trình học tập của mình, các em phải có kỹ năng tổng hợp lại các vấn đề, các dạng bài, các nội dung quan trọng… Giúp ghi nhớ bài và vận dụng thực tế tốt hơn.
  1. Kỹ năng làm bài trắc nghiệm và kỹ năng làm bài tự luận, đặc biệt là kỹ năng làm bài trắc nghiệm môn Toán, Khoa học xã hội. Đối với các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học sinh đã quen với đề thi trắc nghiệm thì đối với các môn Toán, Khoa học xã hội các em phải tập làm quen với hình thức thi mới này. Cần tìm kiếm các đề trắc nghiệm và tập giải quyết, đặc biệt là tham khảo bộ đề minh hoạ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố trong giai đoạn tới.
  1. Kỹ năng làm bài thi tổ hợp: Bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lí, Hoá học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục Công dân) sẽ được đưa vào thi từ năm 2017 góp phần đánh giá toàn diện kiến thức của học sinh. Các học sinh cần phải rèn luyện kỹ năng để làm bài thi các môn tổ hợp trong một bài thi chung, cố gắng đừng để “mù tịt hoàn toàn” 1 môn nào đó và đừng để mất điểm một cách không đáng có. Trước tiên, duy trì việc học cao độ các môn trong khối thi truyền thống mà các em vốn lựa chọn – điều này giúp các em lấy được điểm tốt nhất và phù hợp với các trường sẽ xét tuyển theo các khối thi truyền thống đó, bên cạnh đó học bổ sung các kiến thức của môn/các môn còn lại trong tổ hợp mình đã lựa chọn, việc học đều các môn trong tổ hợp thi giúp các em có điểm tốt nhất để xét tuyển vào các trường xét tuyển theo tổ hợp thi (số trường như thế này chắc chắn sẽ tăng trong tương lai bởi nó có lợi trong việc đánh giá năng lực học sinh một cách toàn diện).

Thầy giáo, ThS. Nguyễn Thành Công (GV môn Sinh học THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội và Hệ thống giáo dục HOCMAI).

>> [TIN NÓNG] Khóa PEN 2017 đã cập nhật, giải tỏa nỗi lo cho teen 99!

new-blog-780x90

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!