Thương mại điện tử: Mảnh đất “màu mỡ”, đầy tiềm năng

 HOCMAI  Cụm từ thương mại điện tử được khai sinh và trở nên quen thuộc trong thời đại số như hiện nay chính là hệ quả của công nghệ hiện đại. Tiềm năng từ ngành này không chỉ dừng lại ở ý nghĩa đối với khách hàng, doanh nghiệp mà nó bao gồm cả lời hứa hẹn về cơ hội việc làm cho không ít người, trong đó bao gồm cả học sinh và sinh viên đang và sẽ theo học ngành này.

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử là gì? Là quá trình tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại thông qua những phương tiện điện tử hiện đại. Về bản chất, thương mại điện tử giống như thương mại truyền thống thông qua khái niệm “mua bán”. Tuy nhiên, bằng các phương tiện điện tử mới, các hoạt động giao dịch, quảng bá, thậm chí là thanh toán được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng phạm vi kinh doanh.

Có thể hình dung thương mại điện tử có các loại hình sau:

– B2B: Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (business to business)

– B2C: Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng (business to consumer)

– B2G: Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước – (business to government)

– C2C: Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau – (consumer to consumer)

– G2C: Giao dịch giữa cơ quan Nhà nước với cá nhân – (government to consumer).

mcommercehugegrowth_8c087

Học ngành Thương mại điện tử ra trường làm gì?

Thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển mạnh và được nhận định sẽ tăng tốc trong những năm tới. Đó chính là lý do vì sao ngày càng nhiều công ty, doanh nghiệp có những chiến lược đầu tư kinh doanh vào loại hình mới và có nhiều cơ hội “hái ra tiền” này.

Theo đó, nhu cầu nhân lực ở lĩnh vực Thương mại điện tử ngày càng hút các bạn trẻ theo học cùng cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai. Tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử người học dễ dàng chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn cùng môi trường làm việc luôn mới mẻ với các vị trí:

  • Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại các công ty, doanh nghiệp; Có cơ hội thăng tiến lên vị trí Giám đốc thông tin (CIO), Giám đốc E- Marketing;
  • Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin;
  • Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử;
  • Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành;
  • Giảng viên ngành Thương mại điện tử tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…

Học ngành Thương mại điện tử làm việc ở đâu?

Với công việc trên, sinh viên theo học ngành Thương mại điện tử có thể khẳng định năng lực của mình tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước tại các bộ phận như:

  • Phòng Marketing, Phòng nghiệp vụ kinh doanh, Phòng Kế hoạch  tại các công ty, doanh nghiệp kinh doanh, thương mại;
  • Công ty tin học, công nghệ thông tin liên quan đến việc thực hiện các giải pháp công nghệ trong kinh doanh, thương mại;
  • Trường đại học, viên nghiên cứu, trung tâm công nghệ, sở ban ngành liên quan đến công nghệ thông tin…

Khoi-nghiep-Thuong-mai-dien-tu-Can-thay-doi-va-thich-nghi-de-ton-tai1

Rõ ràng thương mại điện tử là “mảnh đất” màu mỡ, sôi động và đầy tiềm năng. Qua thông tin bài viết, các bạn đã có cái nhìn khái quát về việc học ngành Thương mại điện tử ra trường làm gì? và có thể làm việc ở đâu? để từ đó có được tâm thế tốt nhất theo đuổi nghề nghiệp trong tương lai.  

HOCMAI st.

>> XEM THÊM: Ngành học dẫn đầu về việc làm

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!