Đề thi đại học hằng năm luôn luôn có câu hỏi về phản ứng oxi hoá-khử. Tuy nhiên, học sinh thường gặp một số nhầm lẫn dẫn đến “dính bẫy” của đề bài. Sau đây là một số sai lầm thường gặp, hay chính là bẫy khi làm bài Hóa học mà bạn cần lưu ý.
Phản ứng oxi hoá – khử là một kiến thức rất quan trọng, xuyên suốt trong chương trình hoá học vô cơ. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có thể làm tốt phần kiến thức này. Đặc biệt, với hình thức thi trắc nghiệm, mỗi câu hỏi đều yêu cầu nhanh và chính xác. Sau đây là một số sai sót mà học sinh thường gặp phải.
Ví dụ 1: Hãy viết các PTHH sau đây dưới dạng ion đầy đủ và ion rút gọn
A. Al + HNO3 ——-> Al(NO3)3 + NO2 + H2O
B. Fe + H2SO4 ——-> FeSO4 + H2
C. Mg + H2SO4 (đặc, nóng) ——-> MgSO4 + S + H2O
Phân tích:
Bạn có thể tránh việc dính bẫy khi làm bài Hóa học nếu đọc kỹ câu hỏi. Với loại câu hỏi này hầu hết HS đều áp dụng kiến thức về điện li và trình bày với kết quả sau:
A.1 Phương trình ion đầy đủ:
Al + 6 H+ + 6 NO3- —> Al3+ + 3 NO3- + 3NO2 + 3 H2O
A.2 Phương trình ion rút gọn
Al + 6 H+ + 3 NO3- —> Al3+ + 3 NO2 + 3 H2O
B.1 Phương trình ion đầy đủ
Fe + 2 H+ + SO42- —> Fe2+ + SO42- + H2O
B.2 Phương trình ion rút gọn
Fe + 2 H+ —> Fe2+ + H2
C.1 Phương trình ion đầy đủ
2FE + 8H+ +4S042- —> 2FE3+ 3SO42- + S + 4H2O
C.1 Phương trình ion rút gọn
2FE + 8H+ 4SO42- —> 2FE3+ + S + 4H2O
Bẫy khi làm bài Hóa học: kiến thức về điện li và phương trình ion
Ví dụ 2: X là một oxit sắt trong 3 oxit: FeO, Fe2O3, Fe3O4. có % khối lượng sắt trong oxit là 72,41 %. Cho biết CTPT của X, tính thể tích dd HNO3 0,7 M cần thiết để hoà tan hết 69,6 gam X, biết phản ứng hóa học giải phóng khí NO duy nhất.
A. FE2O3; 4L
B. FE3O4; 4L
C. FE2O3; 5L
D. FE3O4; 4/7L
Phân tích:
Với bài toán này học sinh thấy ngay oxit sắt phải có tính khử, vì vậy X có thể là FeO hoặc Fe3O4 , đối chiếu đáp án HS sẽ chọn ngay là đáp án B hoặc D. Việc tính thể tích HNO3 học sinh thường sẽ áp dụng phương pháp bảo toàn electron như sau:
3 Fe+8/3 (Fe3O4) + 3e —> 3 Fe3+
Mol: 69,9/232 ———–> 0,3
– Qúa trình khử:
NO3 – + 3 e + 4 H+ —–> NO + 2 H2O
Mol: 0,3 —–> 0,4
Vậy: Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng trên là: 0,4 (mol)
Do đó thể tích dd HNO3 là 0,4/0,7 = 4/7 nên học sinh sẽ chọn đáp án D.
Với cách giải trên, học sinh đã dính bẫy khi làm bài Hóa học là viết quá trình khử để tính số mol HNO3 thì số mol HNO3 trong quá trình đó là lượng HNO3 tham gia phản ứng oxi hóa khử, còn lượng HNO3 trong cả quá trình phản ứng thì còn phải tính thêm lượng HNO3 tham gia phản ứng axit – bazơ với Fe3O4. Vì vậy ta có cách giải khác như sau:
PTHH: 3 Fe3O4 + 28 HNO3 —> 9 Fe(NO3)3 + NO + 14 H2O (*)
Mol: 0,3 ———— —> 2,8
Theo PTHH (*) Số mol HNO3 là: 2,8 nên thể thích dd HNO3 là 2,8/0,7 = 4 (lít)
=> Vì thế phải chọn đáp án B.
Bẫy khi làm bài Hóa học: viết quá trình khử để tính số mol
Còn tiếp…
Để tránh những bẫy trong bài thi môn Hóa học và cán đích điểm 10, hãy tải ngay App HOCMAI. Ứng dụng học trực tuyến hàng đầu này đã có hơn 1.000.000 lượt tải và hàng trăm nghìn học sinh tin dùng. Nếu bạn đang tìm kiếm bài giảng, đề thi, đề kiểm tra môn Hóa, hãy check ngay App HOCMAI nhé.
Mừng Tết đến và lộc đến nhà nhà, App HOCMAI tung Game “Ươm Mầm Tết Xanh” 2022!
Cùng chăm cây nhận thưởng, “hốt” lì xì với các Mini Game cực “cool” ngày Tết. Dịp nghỉ lễ Tết Nhâm Dần 2022 này, App HOCMAI mang đến cho bạn:
Chi tiết sự kiện xem tại: https://hocmai.link/uommamtetxanh Sự kiện sẽ diễn ra từ 29/01/2022 đến 31/3/2022. Hãy tải ngay App HOCMAI để cùng chơi game nhận quà nhé! |