Hướng dẫn cách học miễn phí qua livestream trên HOCMAI

Rất nhiều bạn học sinh đã giành được điểm số cao nhờ học video bài giảng của HOCMAI, nhưng không phải bạn nào cũng biết cách khai thác kiến thức để học miễn phí qua livestream. Bài viết sau sẽ hướng dẫn teen:

Bước 1: Làm thế nào để biết khi nào có livestream?

Cách duy nhất để teen biết được thời điểm có livestream là theo dõi fanpage HOCMAI. Lịch live stream (thời gian+tên thầy+nội dung buổi livestream) sẽ được thông báo cụ thể trong thời gian sớm nhất qua một bài thông báo. Do đó ngoài việc nhấn nút “thích” trang fanpage HOCMAI tại địa chỉ: https://www.facebook.com/Hocmai.vnOnline/ , teen nên click “thêm vào phần yêu thích” để các thông báo của HOCMAI luôn được ưu tiên hiển thị đầu tiên trên tường.

huongdan1
Trên trang fanpage HOCMAI, teen nhấp vào mục “Khác” và chọn “Thêm vào phần Yêu thích”.

Tiếp đến, teen chú ý hai mũi tên nhỏ trong bài thông báo livestream dưới đây:

huongdan2
Trước mỗi livestream, HOCMAI luôn có thông báo cụ thể cho học sinh. Như trên là ví dụ về thông báo live stream của hai thầy Tuấn-Tùng.

Trong bài thông báo này, teen lưu ý đến hai điểm là thời gian diễn ra livestreamlink đặt câu hỏi. Các câu hỏi teen gửi cho HOCMAI trước thời điểm diễn ra live stream và qua đường link trên sẽ được ưu tiên trả lời.

Bước 2: Xác định nội dung kiến thức cần học qua livestream

Sau khi nhận được thông báo về chủ đề livestream (chẳng hạn thầy Đỗ Ngọc Hà sẽ tư vấn cách học PEN-C môn Vật lí hiệu quả), teen nhanh chóng lấy giấy, bút xác định cho mình những điều cần tiếp thu, chẳng hạn bằng việc tự đặt những câu hỏi sau:

  1. Những điều mình còn đang thắc mắc là gì? (lộ trình học PEN-C một ngày vài bài giảng đã hợp lý chưa, cách học công thức đã chuẩn chưa…). Biết được mình đang thắc mắc gì, teen có thể chọn cách đặt câu hỏi cho thầy qua link hoặc lắng nghe live stream vì rất có thể thầy sẽ tư vấn về những điều này.
  2. Gạt bỏ những suy nghĩ mang tính chất giải trí (chẳng hạn như dự định sẽ comment khen thầy đẹp trai…), hãy xem live stream như một bài giảng kinh nghiệm miễn phí và học thói quen lắng nghe – ghi chép lại những điều cần thiết tương tự như một bài giảng mà teen đã trả phí để học.

Hầu hết các live stream được HOCMAI xây dựng là để hỗ trợ việc học cho teen, do đó hãy tận dụng tối đa cơ hội!

Bước 3: Cách xem livestream “chuẩn”

Thường xuyên có nhiều lời bình luận của teen về tình trạng xem live stream bị giật, đứng hình…Tuy nhiên, nếu nắm được cách xem live stream “chuẩn” dưới đây thì teen sẽ không còn phải lo lắng nữa:

1. Lựa chọn cho mình đường truyền mạng tốt: Hiện tại các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (VNPT, Viettel, FPT..) có rất nhiều gói đường truyền mạng khác nhau. Đồng thời, ngay chính trong nhà teen cũng có những nơi sóng mạnh, sóng yếu (càng gần bộ thu phát sóng thì sóng wifi sẽ càng mạnh). Do đó để xem được live stream không bị giật thì lời khuyên là chọn cho mình gói mạng và vị trí ngồi đảm bảo mạnh.

Trong trường hợp ngay tại thời điểm diễn ra phát trực tiếp live stream, teen không có đường truyền mạng tốt (xem hình bị giật) thì có thể chọn cách xem lại sau. Khi xem lại thì video chắc chắn sẽ mượt và đẹp. Kể cả những đoạn trước đó chưa nghe/xem rõ, teen cũng nên ghi chú lại để xem lại sau.

2. Điều chỉnh độ phân giải

huongdan3

Nếu đường truyền mạng của teen tốt thì có thể tăng độ phân giải lên để xem hình ảnh được rõ nét hơn; ngược lại nên hạ độ phân giải xuống thấp nếu mạng yếu. Vì trừ các live stream chữa đềthì ở các live stream khác, các thầy sẽ chỉ nói nên chỉ cần nghe âm thanh tốt là đủ, không cần xem rõ mặt các thầy.

Để điều chỉnh độ phân giải, trên live stream teen di chuột vào hình bánh răng như trên và lựa chọn độ phân giải phù hợp nhất. 

3. Không nên liên tục bình luận

Đối với những bạn có đường truyền internet không tốt thì sẽ rất khó theo dõi được live stream trực tiếp vì trong lúc trực tiếp, đường truyền vừa phải cập nhật hình ảnh, vừa phải cập nhật các bình luận (comment) và các biểu tượng cảm xúc…dẫn đến phần quan trọng nhất là chất lượng video không tốt và hay bị giật. Để giúp cho chính mình và giúp cho các bạn khác, teen chỉ nên bình luận khi thực sự cần thiết (như để đặt câu hỏi cho thầy), tránh việc bình luận không cần thiết (chẳng hạn chỉ để chào thầy hoặc bình luận những điều không liên quan đến chủ đề livestream…).

huongdan4
Nên hạn chế những bình luận không liên quan trong lúc đang phát trực tiếp livestream. Teen có thể gửi những bình luận dạng này sau khi kết thúc trực tiếp (khi có thể xem lại video).

Từ những hướng dẫn trên, chúc teen tiếp thu được thật nhiều kiến thức thông qua các livestream!

Chú ý: Sẽ có rất nhiều livestream chữa đề PEN-I của các thầy trong tháng tới, teen nhớ cập nhật thông tin trên fanpage HOCMAI và dành thời gian đón xem nhé.

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!