[Ảnh] Đề thi THPT quốc gia 2016 môn Toán sẽ có gì?

Đề thi THPT quốc gia năm 2016 sẽ tương tự và giữ ổn định mức độ phân hóa như đề thi năm 2015. Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi năm 2016, hãy tìm hiểu đề thi môn Toán năm 2015 để ôn tập tốt nhất.

Đề thi THPT quốc gia môn Toán “có sự dịch chuyển nhẹ”

• Phân bổ kiến thức theo lớp: Kiến thức môn Toán phân bổ kiến thức từ lớp 10 đến lớp 12, cụ thể:

Lớp 10 (chiếm 3 điểm):
– Hình học giải tích phẳng
– Phương trình (2015), hệ phương trình, bất phương trình
– GTLN, GTNN
Lớp 11 (chiếm 1 điểm):
– Tổ hợp xác suất
– Phương trình lượng giác, biến đổi lượng giác
Lớp 12 (chiếm 6 điểm)
– Khảo sát hàm số
– Số phức
– Mũ và Logarit
– Tích phân
– Hình học không gian
– Tọa độ trong không gian


• 
Về độ khó: Theo đánh giá của Tổ chuyên môn Toán Hocmai, tỉ lệ điểm dễ/trung bình/khó trong đề thi là 6điểm/1điểm/3điểm. Tỉ lệ này đảm bảo đề thi phân loại thí sinh cho 2 mục tiêu xét tốt nghiệp và làm cơ sở để tuyển sinh vào các trường đại học.

Theo thầy Nguyễn Bá Tuấn (Giảng viên Đại học Công nghiệp Hà Nội), những câu hỏi khó mang tính vận dụng cao được thể hiện rõ trong câu 10 thuộc chuyên đề GTLN – GTNN, Bất đẳng thức. Để làm được câu này, học sinh cần phải phát huy khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết một vấn đề thay vì làm theo khuôn mẫu nào đó. Những câu hỏi dễ vẫn thuộc các chuyên đề có tính “truyền thống” như các năm trước nhưng có sự dịch chuyển nhẹ ở câu hỏi về xác suất.

Phân tích chi tiết cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Toán

Nội dung Điểm Mức độ Cấp độ tư duy Phân tích
Câu 1: Khảo sát hàm số 0.5 Dễ Nhớ Khảo sát hàm số là hàm đa thức bậc 3. Câu hỏi thuộc mức độ dễ.
Câu 2: Bài toán liên quan đến khảo sát hàm số 0.5 Dễ Nhớ Là 1 trong những câu hỏi dễ, dạng này thường xuất hiện trong các đề thi tốt nghiệp môn Toán các năm trước.
Khác với đề thi các năm trước thông thường bài toán liên quan đến hàm số được gộp chung với (câu 1) và xoay quanh các vấn đề về hàm số đã được khảo sát. Nhưng với đề 2015, thì nó được tách ra thành 1 câu riêng (câu 2) và nội dung câu hỏi không liên quan gì đến hàm số được khảo sát ở câu 1.
Câu 3a: Số phức 0.5 Dễ Nhớ Câu hỏi thuộc mức độ dễ  tương đương như các đề thi năm trước.
Câu 3b: Mũ và Logarit 0.5 Dễ Nhớ Câu hỏi thuộc mức độ dễ, chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản và các công thức về logarit SGK là giải quyết được.
Câu 4: Tích phân 1 Dễ Nhớ Tích phân dược ra dưới dạng tích phân từng phần – 1 trong những nội dung thường gặp trong đề thi các năm trước. Câu hỏi thuộc mức độ dễ, cơ bản.
Câu 5: Hình học tọa độ Oxyz 1 Dễ Nhớ Hình học tọa độ Oxyz được ra tương tự đề thi tốt nghiệp các năm trước. Câu hỏi ở mức độ dễ, không đánh đố, chỉ cần học sinh biết vận dụng kiến thức cơ bản là có thể làm được.
Câu 6a:Lượng giác 1 Dễ Nhớ Câu hỏi ở mức độ dễ, học sinh chỉ cần thành thạo các phép biến đổi lượng giác cơ bản là có thể làm được.
Câu 6b: Xác suất 1 Trung bình Thông hiểu Câu hỏi ở mức độ trung bình. Học sinh cần đọc kĩ và hiểu rõ đề bài.
Câu 7: Thể tích trong không gian 0.5 Dễ Nhớ Hình học không gian vẫn được ra với 2 dạng bài quen thuộc: tính thể tích và khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau và có độ khó ở mức độ trung bình như các năm trước.Với nhiều yếu tố vuông góc từ đề bài cho việc sử dụng phương pháp gắn hệ trục tọa độ là 1 phương pháp rất hữu dụng mà nhiều học sinh có thể lựa chọn để giải toán.
Câu 7: Khoảng cách trong không gian 0.5 Trung bình Thông hiểu
Câu 8: Hình học tọa độ phẳng 1 Khó Vận dụng Hình học tọa độ phẳng thuộc mức độ khó. Học sinh cần tìm ra điểm mấu chốt của bài toán dựa trên các phán đoán từ việc vẽ hình chuẩn xác và chứng minh điểm mấu chốt đó. Sau khi giải quyết điểm mấu chốt đó, bài toán trở nên rất nhẹ nhàng.
Câu 9:Phương trình 1 Khó Vận dụng Câu hỏi này được đánh giá là câu hỏi có mức độ vừa tầm, nhẹ nhàng hơn so với đề các năm gần đây. Việc sử dụng kết hợp 2 phương pháp liên hợp và hàm số để giải vẫn là xu hướng chung về phương pháp mà học sinh nên ôn luyện.
Câu 10: Giá trị lớn nhất – nhỏ nhất 1 Khó Vận dụng cao Thuộc mức độ khó và cấp độ tư duy vận dụng cao. Chỉ có những học sinh thực sự xuất sắc mới có thể giải quyết được câu hỏi này. Đây là câu hỏi “chốt” điểm 10, dành cho học sinh có mục tiêu xét tuyển trường tốp.

(Tài liêu do tổ chuyên môn Hocmai biên soạn, vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn)

Nắm vững cấu trúc đề môn Toán để xác định mục tiêu và phân bổ thời gian học hợp lí chính là điều quan trọng cần thiết sĩ tử cần phải làm trước mỗi kì thi.

Có thể bạn quan tâm
Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!