Nhìn chung, đề thi Hóa 2016 được đánh giá là hay và khó hơn năm ngoái. Các câu hỏi trong đề cung cấp thông tin phong phú hơn và nhiều dạng bài tập mới cũng xuất hiện. Để chuẩn bị cho năm học tới với mục tiêu làm bài thi THPT QG thật tốt và gặt hái những điểm 9-10, teen 99 chúng mình cùng phân tích đề thi năm nay nhé!
Xem thêm:
- Teen 99 có thể làm được đề thi THPT QG môn tiếng Anh?
- 9 câu nói khiến teen 99 muốn lao vào ôn thi THPT QG ngay bây giờ
- Đề thi Văn THPT QG 2016: Teen 99 đúc rút được gì?
- Đề thi Toán THPT QG 2016 sáng nay: dùng giải pháp này là làm được ngay!
- Teen 99….cầu trời sau khi đọc đề thi Vật lý THPT QG 2016
Tỷ lệ câu hỏi lý thuyết với câu hỏi bài tập là 27/23. Tuy nhiên, các câu hỏi lý thuyết trong đề đa phần là các câu hỏi dễ. Trong đó có 16 câu ở cấp độ nhớ (học sinh chỉ cần nhớ lại kiến thức trong SGK là có thể làm được), còn lại 11 câu lý thuyết ở mức độ hiểu (học sinh phải biết phân biệt, so sánh…các dữ kiện lý thuyết có trong đề bài để làm), một số câu lý thuyết đòi hỏi liên hệ kiến thức thực tế. So với đề thi THPT quốc gia môn Hóa học năm 2015 thì các câu lý thuyết trong đề thi năm 2016 có sự khác biệt là giảm lượng câu hỏi ở mức độ nhớ, tăng lượng câu hỏi ở mức độ hiểu.
Ngược lại, các câu tính toán trong đề có độ khó tăng dần: khoảng 10 câu ở mức độ dễ và trung bình, 13 câu còn lại ở mức độ khó và cực khó. So với đề thi THPT quốc gia môn Hóa học năm 2015 thì các câu tính toán trong đề thi năm 2016 có nhiều dạng bài mới và nhiều “bẫy” làm tăng độ khó của đề hơn.
Xét về mặt kiến thức, nội dung kiến thức trong đề thi nằm rải rác ở cả 3 lớp 10, 11, 12. Đề năm 2016 không có câu hỏi về tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học. Riêng phần kiến thức về phản ứng oxi hóa khử không thể hiện rõ rệt trong đề thi như những năm trước, mà nằm xen kẽ trong các bước làm ở một số bài tập tính toán khó.
Một số chuyên đề có lượng câu hỏi khá nhiều trong đề thi:
- Bài tập về sắt – một số kim loại nhóm B và hợp chất
- Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ.
- Chuyên đề amin-amino axit-protein.
- Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học hữu cơ.
Theo nhận định: Đề năm nay không có câu đánh đố, không có câu công thức lạ, nhưng đáp án gây nhiễu khá tốt khiến nhiều học sinh dễ bị mắc “lừa”. Học sinh trung bình có thể đạt 6 điểm nhờ làm được 30 câu đầu, đây được đánh giá là những câu hỏi cơ bản. Học sinh khá có thể đạt 8 điểm nhờ làm được 40 câu trong đề thi. Teen có thể dễ dàng làm được các câu trên nếu theo học các chuyên đề trong giải pháp PEN.
Mặc dù vậy, trong đề vẫn có 10 câu ở mức độ cực khó, do đó nếu teen không có phương pháp học hiệu quả để hiểu sâu kiến thức thì sẽ khó có thể đạt điểm 8-10. Tuy nhiên, vẫn có nhiều 98ers làm bài rất tốt. Theo phản ánh, các em đều tự tin mình sẽ đạt kết quả cao (hầu hết đều tự tin sẽ được điểm trên 9) vì đã luyện những dạng bài tập tương tự với câu hỏi trong đề. Cụ thể như sau:
- Phần vận dụng cao liên quan đến peptit nằm trọn trong PEN M của thầy Vũ Khắc Ngọc (câu 36, 41 mã 136).
- Phần vận dụng cao liên quan đến sắt và hỗn hợp chất vô cơ xuất hiện trong PEN M của thầy Vũ Khắc Ngọc (câu 37, 44, 47 mã 136 ).
- Phần vận dụng cao liên quan đến đồ thị xuất hiện trong PEN M của thầy Lê Đăng Khương (câu 50 mã 136).
- Phần vận dụng tổng hợp hỗn hợp chất hữu cơ, hỗn hợp chất vô cơ đều xuất hiện trong các khóa PEN của các thầy: Lê Đăng Khương, Phạm Ngọc Sơn, Vũ Khắc Ngọc.
Như vậy, có thể thấy “sĩ tử” theo học những khóa thuộc giải pháp PEN sẽ có đủ kiến thức chuyên sâu và có thể làm được đa số câu hỏi nằm trong 20 câu cuối đề thi.
Với những phân tích trên, chúc teen 99 sẽ rút ra được nhiều bài học và có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT QG năm tới!
Cuối cùng là bảng thể hiện số lượng câu hỏi mỗi phần, thống kê từ đề thi môn Hóa THPT QG 2016:
Chuyên đề |
Loại câu hỏi | Mức độ câu hỏi | Cấp độ nhận thức | Tổng | ||||||
Lý thuyết | Bài tập | Dễ | Trung bình | Khó | Nhớ | Hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||
1.Nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết | 1 | 1 | 1 | 1 | ||||||
2.P/ ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học | 0 | |||||||||
3.Sự điện li | 1 | 1 | 1 | 1 | ||||||
4.Phi kim | 3 | 1 | 2 | 1 | 1 | 3 | 1 | 4 | ||
5.Đại cương về kim loại | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | 2 | ||||
6.Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất | 2 | 2 | 2 | 1 | 1 | 2 | 1 | 1 | 4 | |
7. Bài tập về sắt – một số kim loại nhóm B và hợp chất | 4 | 3 | 3 | 2 | 2 | 3 | 1 | 1 | 2 | 7 |
8. Tổng hợp hoá học vô cơ | 4 | 4 | 2 | 3 | 3 | 2 | 1 | 2 | 3 | 8 |
9.Đại cương hoá học hữu cơ, hiđrocacbon | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 2 | |||
10. Ancol, phenol | 1 | 1 | 1 | 1 | ||||||
11.Anđehit, xeton, axit cacbonxylic | 2 | 2 | 1 | 1 | 2 | |||||
12. Este, lipit | 2 | 2 | 2 | 2 | ||||||
13. Amin, amino axit, protein | 1 | 4 | 3 | 1 | 1 | 1 | 2 | 1 | 1 | 5 |
14. Cacbonhidrat | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | 2 | ||||
15. Polime, vật liệu polime | 1 | 1 | 1 | 1 | ||||||
16. Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học hữu cơ | 4 | 4 | 1 | 3 | 4 | 1 | 2 | 1 | 4 | 8 |
Tổng (câu) | 27 | 23 | 24 | 13 | 13 | 16 | 14 | 7 | 13 | 50 |