Mới gần đây Bộ GD & ĐT đã ban hành công văn có nội dung ”tuyệt đối không dạy ngoài sách giáo khoa”. Teen 2k2 mau mau vào hóng!
Không thể “tuyệt đối không dạy ngoài sách giáo khoa”
Sách giáo khoa là loại sách cung cấp những kiến thức căn bản, được sử dụng để giảng dạy tại các cấp học phổ thông. Như vậy, sách giáo khoa sẽ có độ khó không cao do có mục đích là phổ cập kiến thức cho nhiều người với trình độ căn bản. Do đó, kiến thức trong sách giáo khoa không thể giúp học sinh giành điểm cao trong các kì thi lớn.
Về phần nội dung, sách giáo khoa có nội dung chưa sâu, đặc biệt là ở các lớp đầu cấp như sách giáo khoa lớp 10 hay lớp 6. Thay vì tập trung giảng dạy một vài chuyên đề quan trọng, nội dung sách giáo khoa có xu hướng dàn trải, chỉ giới thiệu sơ qua về mọi lĩnh vực, do đó học sinh chỉ nắm được những kiến thức cơ bản.
Nghịch lý giữa học hành và thi cử
Kì thi THPT quốc gia là một trong những kì thi quan trọng nhất trong đời học sinh. Không chỉ công nhận học sinh đã hoàn thành chương trình học phổ thông, kết quả thi THPT quốc gia còn được áp dụng để xét tuyển đầu vào cho đa số các trường đại học, bao gồm rất nhiều trường đại học danh giá.
Để phân loại trình độ của học sinh tham gia kì thi THPT quốc gia, Bộ GD & ĐT đã phân loại câu hỏi trong đề thi với 4 mức độ khó tăng dần, tương ứng với các cấp độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng và Vận dụng cao.
Kiến thức sách giáo khoa chỉ giúp học sinh giải quyết được các câu ở mức độ Nhận biết, Thông hiểu và một số câu ở mức độ Vận dụng (tương đương 5-6 điểm). Nếu muốn được điểm cao hơn thì cần giải quyết được các câu ở mức độ Vận dụng, Vận dụng cao. Như vậy, học sinh cần tham khảo kiến thức ngoài sách giáo khoa thì mới có được kết quả tốt.
Việc Bộ yêu cầu học sinh chỉ học trong sách giáo khoa sẽ khiến học sinh chỉ có thể giành được mức điểm trung bình khá trong kì thi THPT quốc gia. Điều này thực sự là một nghịch lí.
Vì sao Bộ có đề nghị gây tranh cãi như vậy?
Quyết định của Bộ GD & ĐT có thể nói là gây nhiều hiểu nhầm, rõ ràng Bộ có những lý do riêng của mình khi đưa ra đề nghị như thế. Theo công văn đính chính của mình thì mục đích của Bộ là khuyến khích học sinh phải biết vận dụng năng lực thực tế để mở rộng vốn kiến thức dựa trên nền tảng cơ bản.
Nhìn vào thực tế hiện nay, học sinh đúng là phải học thêm kiến thức ngoài sách giáo khoa mới có thể giành được điểm số cao trong các kì thi. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc học thêm tràn lan không có lộ trình cụ thể. Chúng ta cần cân nhắc việc dành nhiều thời gian tự học với lộ trình học tập rõ ràng, tránh dẫn tới việc học nhiều mà không hiệu quả.
Thay vì học bổ sung các kiến thức nâng cao một cách thiếu tổ chức, teen 2k2 nên tham gia các khóa học, chương trình học uy tín, phù hợp với mục tiêu của bản thân. Có như vậy, việc học của bạn mới trở nên hiệu quả và thành công. Tất nhiên cũng đừng quên ôn luyện cả những kiến thức cơ bản. Kể cả bộ sách giáo khoa lớp 10 bạn đang học cũng có những câu hỏi nằm trong đề thi đại học đấy nhé!