Bí quyết giỏi Toán của giáo sư Ngô Bảo Châu: Không cần học nhiều

Điều cốt yếu để giỏi toán không phải là dành thật nhiều thời gian để làm nhiều dạng bài tập. Đó là cách giải thích cho câu nói của giáo sư Ngô bảo Châu về việc làm sao để giỏi toán. Vậy thì không học nhiều thì chúng ta sẽ học ít. Nhưng vấn đề cái số ít ấy là những gì và như thế nào?

Trong khi chúng ta vừa phát ngán với những bài tập về nhà, lại vừa ghét những con số, hoặc cảm thấy môn học này quá khô khan, thì việc dành nhiều thời gian để học Toán và giỏi Toán trở thành một niềm xa vời. Nhưng vị giáo sự Toán học nổi tiếng này lại đưa ra những bí quyết học Toán khiến chúng ta cảm thấy phấn khích khi quan điểm của ông là “Giỏi Toán không cần học nhiều”. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của ông để biết thêm về chặng đường trở thành giáo sư Toán học cũng như những bí quyết học tập mà ông đã áp dụng trong suốt thời niên thiếu của mình!

Xây dựng tình yêu với Toán học.

Khi chúng ta gặp bài toán khó, phải dành nhiều thời gian để giải chúng nhưng vẫn không ra kết quả, chúng ta cảm thấy gì? Đó là nỗi bực dọc, đó là sự ấm ức, khó chịu. Tuy nhiên, đối với giáo sư Ngô Bảo Châu, thì khi gặp phải trường hợp này, ông lại càng cảm thấy “sướng” và tâm trí luôn hừng hực khí thế nhất định phải giải cho bằng được.

Ông chia sẻ, mỗi lần cảm thấy bứt rứt khi gặp những bài toán khó sẽ là những lần giúp ông giỏi hơn. Điều này là nhờ cách mà ông đối mặt với những điều này, cách mà ông đối mặt với cảm giác mình rất dốt môn toán khi giải mãi không ra một bài đơn giản. Đó là sự không bỏ cuộc, bỏ qua tất cả cảm giác tiêu cực kia và chỉ nghĩ đến sự tích cực sau khi mình có thể chinh phục được bài toán khó. Và để có thể thực hiện điều này, chúng ta phải xây dựng tình yêu với toán học, phải bắt đầu mở vở bài tập toán ra trong một tâm trạng hưng phấn và hứng khởi, phải bắt đầu tiết toán trong một tâm trạng háo hức và chờ đợi. Hãy nghĩ đến những điều tích cực khi học toán, mường tượng ra cảm giác chinh phục được toán học nó sẽ khiến mình trở nên “to lớn” như thế nào. Phải xây dựng tình yêu với toán học bằng cả tâm lý và hành động, gạt bỏ mọi cảm xúc tiêu cực, và mở vở bài tập toán ra, đôi khi bạn có thể coi nó như một cuộc chiến với những phép tính, nhưng lại cũng có thể biến nó thành một cuộc dạo chơi trong khu vườn với những cộng trừ nhân chia hay căn bậc.

giao_su_Chau_1

Biết cách hệ thống hóa kiến thức. 

Theo giáo sư Châu, việc hệ thống hóa kiến thức trong Toán học sẽ giúp học sinh khi gặp bài toán có thể biết được nó thuộc dạng nào, cần áp dụng nội dung kiến thức nào để giải và tiến hành xử lý thông tin từ bào toán một cách logic.

Hệ thống hóa kiến thức Toán học chính là việc sắp xếp những nội dung kiến thức toán học trở thành một tổ hợp logic có liên quan và tương tác mật thiết với nhau. Việc hệ thống hóa này không chỉ giúp cho học sinh có thể làm quen với những kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ mà còn giúp học sinh nhìn ra được sự phát triển của kiến thức toán học qua từng định lý hay các phép tính toán học. Điều này giúp học sinh hiểu được từng nội dung của Toán học một cách logic để ghi nhớ lâu hơn và dần biến kiến thức ấy trở thành của mình.

Việc hệ thống hóa kiến thức Toán học có thể tiến hành bằng nhiều phương pháp như sử dụng sơ đồ tư duy dạng hình học, bảng biểu, dạng cây,…

hinh1_1 - Copy

Như vậy, để giỏi Toán, không nhất thiết phải dành nhiều giờ để học công thức hay giải nhiều dạng toán. Chỉ cần biết cách học, chúng ta sẽ vẫn có thể học được tất cả kiến thức là làm được nhiều dạng Toán trong thời gian ngắn.

 

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!