4 lưu ý giúp bạn đạt điểm tối đa bài đọc-hiểu Tiếng Anh

Đọc-hiểu là phần khó nhất và chiếm nhiều điểm nhất trong đề thi THPT QG môn Tiếng Anh. Teen 99 không muốn “bó tay” với phần này thì đọc ngay 4 lưu ý “hạ gục” bài đọc-hiểu ngay dưới đây.

Lưu ý 1: Có 10 dạng câu hỏi trong bài đọc-hiểu mà bạn cần biết

1)  Dạng câu tìm ý chính của bài đọc (Main idea).

2)  Dạng câu xác định mục đích của bài (Purpose).

3)  Dạng tìm thông tin hỗ trợ cho câu hỏi (Support question).

4)  Dạng nhận diện cách tổ chức ý tưởng hoặc bố cục chung (General organization).

5)  Dạng xác định câu cụm từ đồng nghĩa (Restatement).

6)  Dạng suy luận/ tìm hàm ý (Inference).

7)  Dạng tìm từ đồng nghĩa/ trái nghĩa (Vocabulary).

8)  Dạng xác định thông tin không được đề cập đến trong bài (Except/ Not).

9)  Dạng tìm từ hoặc cụm từ được nói đến/ được quy chiếu đến (Reference).

10) Dạng xác định ý nghĩa hoặc định nghĩa của một từ/ cụm từ được nêu trong bài đọc (Definition)

Lưu ý 2: Chú ý đến thứ tự trả lời câu hỏi  

Để tối ưu về mặt thời gian, bạn cần sắp xếp thứ tự trả lời các câu hỏi theo trình tự như sau: dễ làm trước, khó làm sau. Và dựa trên 10 loại câu hỏi phía trên có thể dễ dàng nhận thấy

  • Từ câu 1-4 (General questions) là những câu hỏi chung và khó ta nên làm sau
  • Từ câu 5-10 (Specific question) là những câu hỏi cụ thể, chi tiết học sinh nên làm trướcdễ xác định trong bài

Lưu ý 3: Các câu hỏi đều được xếp theo trật tự thông tin trong bài đọc

Trật tự câu hỏi thường sắp xếp theo thứ tự thông tin trong bài đọc (tức là các thông tin để trả lời câu hỏi lần lượt theo thứ tự từ đầu đến cuối bài). Đôi khi có đảo vị trí nhưng không nhiều. Việc xác định này giúp các bạn học sinh dễ tìm thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi.

Lưu ý 4: Hướng dẫn cách phân tích và trả lời 10 câu hỏi

Câu hỏi 1: Chủ đề/ ý chính của bài (nên làm sau)

 Tổng hợp lại các thông tin cụ thể đã trả lời trước đó

–  Sử dụng phương pháp loại trừ 3 phương án sau: ý chính (main idea) quá rộng (too general); ý chính quá hẹp (too specific); hoặc ý chính không được đề cập tới trong bài (no given information).

Câu hỏi 2: Câu hỏi về mục đích viết bài của tác giả (làm sau câu hỏi 1, nhưng tốt nhất là làm cuối cùng).

4 lựa chọn thường có dạng:

  A. to analyze + tân ngữ 1 (để phân tích điều gì đó)

 B. to criticize + tân ngữ 2 (để chỉ trích điều gì đó)

 C. to describe + tân ngữ 3 (để miêu tả điều gì đó)

  D. to explain + tân ngữ 4 (để giải thích điều gì đó)

=> Lựa chọn đúng phải là lựa chọn có chứa tân ngữ là ý chính hoặc thông tin minh họa cho ý chính của bài đọc hiểu.

Câu hỏi 3: Tìm thông tin hỗ trợ cho ý chính/ luận điểm

Thực chất đây là câu suy luận (inference), nhưng không phải suy diễn từ bài đọc mà là từ ý chính, phương pháp như câu hỏi 6.

Câu hỏi 4: Cách tổ chức, bố cục của bài đọc

Dựa vào ý chính của bài đọc (main idea) và dấu hiệu chuyển đoạn (transitional signals) như “However/ Therefore/ Consequently, …..).

Câu hỏi 5: Câu hỏi đồng nghĩa/ trái nghĩa (dễ)

–  Dấu hiệu nhận biết: Thường bắt đầu bằng “ According to the passage ….”

–  Đáp án là 1 câu có cùng nội dung nhưng khác cách diễn đạt .

–  Dựa vào từ chủ chốt (key words) tìm trong câu hỏi, từ đó soi vào bài đọc, tìm câu

chứa từ chủ chốt, đọc câu đó, câu trước và câu sau đó.

–  Cuối cùng tự tổng hợp lại ý, đọc 4 phương án để trả lời.

Câu hỏi 6: Câu hỏi hàm ý (câu khó)

–  Dấu hiệu nhận biết: “It can be infered from the passage that ….”

Trong cấu trúc 1 bài reading thì hầu như sẽ có phần tóm lược chủ đề, dẫn chứng và phần ngụ ý thì phần ngụ ý tác giả thường không đề cập tới trong bài mà yêu cầu thí sinh phải suy luận và tổng hợp một cách logic từ những dẫn chứng trong bài.

Câu hỏi 7: Câu hỏi từ vựng (câu khó)

–  Tìm dòng tham chiếu có chứa từ đó, đọc câu chứa từ đó và câu trước, câu sau đó.

–  Hiểu nội dung 3 câu đó, loại bỏ từ cần đoán nghĩa, và thay thế từ đó bằng 1 từ mà các em cho là có nghĩa tương đương (theo chủ quan của bản thân).

Không nhất thiết hiểu nghĩa chính xác của từ mà chỉ cần biết được khuynh hướng chung, nội dung khái quát của từ đó (ý tốt/ ý xấu, tăng/ phát triển, thúc đẩy/ giảm/ trì truệ…) xem từ nào có nghĩa tương đương nhất thì chọn.

Câu hỏi 8: Câu hỏi loại trừ (mất thời gian nhưng không khó)

Câu hỏi 9: Tìm từ quy chiếu (câu dễ)

–  Dấu hiệu nhận biết: “The word “X” in line 2 refers to …”- Từ “X” trong dòng thứ 2 thay thế cho danh từ nào? (Thường là đại từ thay thế cho danh từ)

–  Mức độ gây nhiễu của người ra đề thường là cho rất nhiều danh từ trong cùng một câu, làm học sinh bối rối không biết đại từ nào (“They/ Them/ It …”) thay thế cho danh từ nào. Bạn  cần cẩn thận đọc và dịch lại câu đó để tránh nhầm lẫn đáng tiếc.

Câu hỏi 10: Câu hỏi định nghĩa (khá dễ)

Dấu hiệu nhận biết:

–  Dấu phẩy: S,____, V (trong 2 dấu phẩy nhiều khả năng là định nghĩa hoặc từ làm rõ nghĩa cho chủ ngữ)

–  Dấu gạch ngang –

–  Dấu ngoặc đơn ( )

Ban đầu, bạn nên thử làm một vài bài không cần áp lực thời gian để tập phân loại câu hỏi, trình tự làm và phương pháp làm từng loại câu hỏi. Sau khi thành thạo, bạn làm từng bài một, mỗi bài trong khoảng thời gian 7 đến 10 phút. Hãy chú ý, kể cả làm 3 bài đọc liên tục trong 30 phút, bạn vẫn nên bấm giờ cho 8 đến 10 phút/ bài. Không làm vượt quá 12 phút/ bài vì như thế sẽ không đủ thời gian cho toàn bài thi.

Đây chỉ là một phần tổng quát về kỹ năng làm bài đọc hiểu, nếu bạn có muốn nắm được tất cả kỹ năng cho từng phần kiến thức môn Tiếng Anh thì CLICK TẠI ĐÂY

GĐ1 - PEN-M

 

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!