Trong mỗi môn học đều “ẩn chứa” một vài chuyên đề mà teen chúng ta thấy cực kỳ đáng sợ vì độ “khoai” của nó như: hình học không gian trong Toán học, những bài toán cực trị môn Vật lý, di truyền người môn Sinh học… Vậy sự thật là gì? Nó có thực sự đáng sợ không? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây của HOCMAI để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé!
Khó thì có khó
Mức độ “hack” não của những chuyên đề đó chúng ta không thể nào phủ nhận đúng không? Chắc hẳn đã có lần bạn phải thốt lên rằng “hình học không gian là cái quái gì thế?” hay “tại sao trời đã sinh ra tôi còn sinh ra toán cực trị?” Tuy nhiên, bạn biết đấy, nếu bạn thấy nó đáng sợ thì nỗi sợ hãi đó sẽ chính là rào cản ngăn bạn chiến thắng nó. Vì vậy, thứ đầu tiên bạn cần thay đổi chính là tư tưởng đó nhé, suy nghĩ tích cực lên nào!
Luyện tập và luyện tập
Khó là khó chung chứ không thể có chuyện nó khó với bạn mà lại dễ với người khác. Có chăng, nếu người khác không sợ nó vì họ đã kiên trì luyện tập, kiên trì giải bài mà thôi. Vì vậy, chuyên đề nào dễ thì chúng ta giảm bớt thời gian dành cho nó để bù thời gian sang những chuyên đề khoai hơn. Đến khi hiểu rõ “chân tơ kẽ tóc” về những chuyên đề “mang tên đáng sợ” rồi bạn lại chẳng nghĩ “thì ra nó cũng khá thú vị” ấy chứ!
Người bạn đồng hành đáng tin cậy dành cho bạn
Phòng luyện với ngân hàng lên đến 20.000 câu hỏi, 100% các đề có ma trận dạng bài và đáp án, tất cả có trong khóa học PEN-I. Đây là khóa học giúp bạn “hạ gục” mọi dạng bài đặc biệt là những chuyên đề khó nhằn và đáng sợ. Bạn cứ yên tâm rèn đi rèn lại phương pháp, luyện kĩ năng làm bài thi THPT quốc gia thông qua quá trình học bài giảng chữa đề và luyện tập làm bài trên hệ thống đề thi tiêu chuẩn.
Hệ thống đề thi “quét” toàn bộ các dạng bài có thể gặp trong đề thi THPT quốc gia 2017 (Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học,Tiếng Anh: 15 đề/môn; Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân: 10 đề/môn, Ngữ văn: 25 đề). Hệ thống bài giảng chữa đề giúp học sinh nhận diện được dạng bài, phương pháp làm bài thông qua việc chữa các câu hỏi trong đề thi.