Hóa học 11 có nhiều phần khó như Hóa hữu cơ, phản ứng oxi hóa khử… nhưng lại là kiến thức nền tảng quan trọng giúp học tốt Hóa 12 cũng như thi THPT. Để học Hóa 11 “ngon lành”, hãy xem những chia sẻ hữu ích của thầy Lê Đăng Khương trong bài viết bên dưới nhé!
Trong buổi livestream ngày 21/02, thầy Lê Đăng Khương (Giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đã chỉ ra những phần kiến thức quan trọng nhất lớp 11 liên quan trực tiếp tới lớp 12 và kỳ thi THPT, cũng như cách để học hiệu quả, các bạn cùng xem nhé!
Hydrocacbon là nền tảng quan trọng của Hóa hữu cơ
Kiến thức về hydrocacbon và dẫn xuất hydrocacbon là nền tảng quan trọng mà các em cần nắm chắc bởi vì trong đề thi sẽ có khá nhiều.
Theo dự kiến, sẽ có khoảng 6 câu Hóa hữu cơ 11 trong đề thi phân bố như sau: Hydrocacbon 1 câu, đồng phân CH 1 câu, ancol 1 câu, andehit 1 câu, axit 1 câu, còn 1 câu tổng hợp.
Đầu tiên, các em phải biết kiểm tra độ không no k (độ bất bão hòa) , đây là chỉ số tính tổng liên kết pi và liên kết vòng của gốc hydrocacbon. Khi nắm chắc phần này, các bài tập về tính toán đồng phân, phản ứng cháy, danh pháp các em có thể làm dễ dàng.
Sau đó, các em phải nắm được phản ứng đặc trưng của anken, ankan, ankin, andehit, ankadien: phản ứng cộng, phản ứng cracking, phản ứng cộng, phản ứng thế, phản ứng với AgNO3 trong NH3; phần benzen đã được Bộ GD giảm tải trong mấy năm gần đây nên không cần phải lo lắng nhiều; phần ancol liên quan trực tiếp đến este và phản ứng thủy phân ở lớp 12 nên cũng cần phải nắm chắc.
Nền tảng quan trọng của Hóa vô cơ
Kiến thức quan trọng nhất của Hóa vô cơ 11 là phản ứng oxi hóa khử, đặc biệt là phản ứng của HNO3 (liên quan tới đại cương kim loại, điện phân ở lớp 12).
“Vũ khí tối mật” các em phải biết là phương pháp bảo toàn e, phương trình ion (liên quan đến điện ly).
Ngoài ra, phần cacbon – silic cũng rất quan trọng vì phản ứng của CO2 với dung dịch kiềm hầu như năm nào cũng thi.
Phương pháp học để nắm tốt nền tảng Hóa học
Học theo chu trình 4 giai đoạn
Trong đó, cần xây chắc kiến thức nền tảng 11 ngay, vì nếu không học kỹ, các em sẽ nhanh chóng quên kiến thức. Hãy chăm chỉ học phần hữu cơ trước (Hóa hữu cơ khó hơn) rồi thời gian hè ôn lại phần vô cơ và hữu cơ. Như vậy lên lớp 12 các em sẽ có nhiều thời gian để học và ôn thẳng kiến thức 12 thi THPT.
Sau khi có nền tảng, hãy ôn luyện toàn diện một lượt, xem các em đã nắm được những kiến thức, phương pháp giải bài tập nào để bước vào giai đoạn luyện mọi dạng bài.
Đừng cố luyện hết đề – hãy luyện nhiều dạng bài thường thi
Số lượng đề thi có rất nhiều và không ngừng tăng lên mỗi ngày, nên việc các em cố làm hết mọi đề là không thể (ngay cả các thầy cũng không làm hết được). Thay vào đó, hãy luyện mọi dạng bài có thể thi, các em sẽ hiểu sâu và biết cách làm nhiều bài vì mọi dạng bài khác sẽ liên quan mật thiết đến các dạng bài thường thi.
Không cần học quá nhiều – vì kiến thức có liên quan đến nhau
Các em hãy lưu ý những từ khóa, dạng bài quan trọng, nổi bật, tập trung học vào phần đó, thì nó sẽ liên quan đến phần khác. Ví dụ, HNO3 có liên quan đến kim loại, phản ứng oxi hóa khử, phương trình ion, điện li… Đây là “kế sách” rất hay của Hóa học.
Để giúp các em có thể xây dựng nền tảng vững chắc phục vụ kỳ thi THPT 2018, thầy đã hợp tác với HOCMAI xây dựng khóa học Nền tảng 2018. Khóa học này không những giúp các em hệ thống hóa kiến thức trọng tâm lớp 11, mà còn trang bị và hệ thống hóa kiến thức 12 phục vụ việc ôn thi sớm.
Ngoài ra, HOCMAI đang có rất nhiều chương trình ưu đãi từ ngày 1/3 đến ngày 15/3/2017, các em nên đăng ký:
– Giảm 25% học phí.
– Tặng gói 6 môn ôn thi học kỳ 2 trị giá 200.000 đ (Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Ngữ văn).
– Tặng học sinh sử dụng phiếu đặt chỗ đăng ký Combo 200.000 đ vào tài khoản.
Xem chi tiết khóa học và đăng ký TẠI ĐÂY!
“Xây nền vững vàng, luyện thi cực nhàn”
Xem thêm