Bạn luôn cảm thấy mình thật lười biếng? Bạn muốn trở nên chăm học hơn để đạt được những mục tiêu mình đề ra nhưng không thể? Một tin vui là bạn không phải người duy nhất mắc phải căn bệnh nan y này. Hãy cùng HOCMAI tìm hiểu những liều thuốc giúp vượt qua căn bệnh lười học này nhé!

1. Nghĩ về lợi ích nhận được

Hãy hình dung xem bạn sẽ thế nào nếu “vượt lên được chính mình”? Đỗ vào ngôi trường mơ ước? Nhận được phần thưởng từ bố mẹ? Có một cuộc sống sung túc trong tương lai? Kết quả tốt đẹp to lớn phía trước sẽ kích thích bạn vượt qua những dễ chịu nho nhỏ trước mắt. Song song đó, hãy “chêm” vào hình ảnh bạn sẽ “đạt được” nếu như mình chịu thua và bắt đầu đắm chìm trong những thú vui lặt vặt. Những viễn cảnh và “điềm xấu” này chắc chắn sẽ là động lực to lớn giúp bạn trở nên chăm học hơn đấy

2. Lên danh sách cụ thể những việc cần làm

chia thời gian học việc thành những khoảng nhỏ
Hãy chia thời gian học việc thành những khoảng nhỏ để biết nên bắt đầu việc học từ đâu nhé!

Có một mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn biết rằng mình phải đi đâu. Nhưng một điều quan trọng không kém là phải đi như thế nào? Lập ra kế hoạch và phương án thực hiện. Nhớ đặt cho mình một “giờ G” để định ra hạn cuối những bài tập, công việc mà mình phải hoàn tất. Bên cạnh đó, hãy chia những kế hoạch lớn thành những nhiệm vụ nhỏ. Hoàn thành từng điều một, thay vì “đa mang” bù đầu bù cổ trong suốt thời gian làm. Chia nhỏ công việc cũng giúp bạn nhìn rõ nhiệm vụ hơn, từ đó sẽ biết cụ thể mình có bao nhiêu việc phải làm. Vì vậy, hãy chia thời gian học việc thành những khoảng nhỏ, thay cho một kế hoạch dài hạn không khả thi để có một kết quả học tập tốt hơn nhé!

3. Tự tạo đam mê với việc học – vượt qua nỗi sợ

Trong quá trình học luyện thi vào lớp 10 các bạn sẽ không thể tránh khỏi những khó khăn, chán nản. Tại sao không biến hóa công việc học tập nhàm chán này thành một hoạt động thú vị. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cá cược với đứa bạn thân xem ai tìm ra đáp án của 3 bài toán trước? Và bạn có thấy nhàm chán khi thử nghiệm một ý tưởng “điên rồ” mình tâm đắc?

4. Phân chia thời gian học tập sinh hoạt hợp lý

Dù chăm học như thế nào thì kế hoạch học tập của bạn phải cân đối giữa học tập và nghỉ ngơi. Các nhà khoa học đã chứng minh, học 45 phút rồi nghỉ ngơi 10 phút sẽ giúp việc học tập thuận lợi và hiệu quả hơn. Ngoài ra, hãy học vào các thời điểm khác nhau trong ngày để tìm ra thời gian học hiệu quả nhất đối với bản thân. Đồng thời, kết hợp việc học với phương thức thần diệu muôn thuở – tập thể dục. Cơ thể vận động, đầu óc cũng có trớn để vận động. Không thể có một trí tuệ minh mẫn trong một cơ thể không cường tráng, bạn nhé!

5. Nói với bản thân ” I will do it” và hành động ngay

Không phải là ” I can do it” mà hãy nói với bản thân ” I will do it”

Bạn là huấn luyện viên, là nguồn truyền cảm hứng cho chính mình. Bạn có thể hướng bản thân hành động bằng cách tự kể cho mình nghe những điều thú vị và khẳng định hành động của mình. Trong ngày, hãy thường xuyên lẩm nhẩm những câu động viên, khích lệ bản thân như “Mình biết mình làm được mà.” Bạn cũng có thể mường tượng ra cảnh vài việc nhất định đã được hoàn thành và cảm nhận được cảm giác mãn nguyện khi đó.

Chỉ cần áp dụng tất cả các điều trên, chắc chắn bạn sẽ có thể diệt trừ tận gốc căn bệnh lười học rồi đấy. Chúc các bạn thành công trong hành trình đầy gian nan này nhé!

 

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!