Trong ngày khai giảng vừa qua, PGS Văn Như Cương, chủ tịch trường Lương Thế Vinh cho rằng học sinh nào không ít thì nhiều cũng mắc bệnh lười.
Theo PGS Cương, một số biểu hiện lười tiêu biểu của học sinh: “Lười học, lười nghe giảng, lười làm bài tập, lười suy nghĩ, lười phản biện, lười đặt câu hỏi “Tại sao như vậy?”, lười đọc sách, hoặc chỉ đọc những cuốn sách nhảm nhí, lười đọc kiến thức tham khảo… Lười lao động, lười làm việc chân tay, kể cả làm những việc phục vụ cho bản thân mình. Lười tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể…”
>> Teen 2k3: Muốn trị bệnh lười học phải làm điều này ngay
“Vòng tuần hoàn lười” ở học sinh sẽ là: Một ngày mới bắt đầu nhưng lúc 6 giờ sáng, “con bệnh lười” vẫn đang nằm ngủ, bố mẹ gọi dậy thì hắn mặc cả con thức đêm học bài nên mệt. Thực ra thì chỉ chơi là chính chứ học hành gì!
Ngủ đến sát giờ thì mới choàng tỉnh, vội vội vàng vàng không kịp ăn sáng cho tử tế đã leo lên xe để phóng đến trường. Chàng chợt nhớ ra mình không đội mũ bảo hiểm, vậy là tặc lưỡi chọn đường vắng để tránh công an
Vì vậy nên hắn đến muộn, phải chờ đến tiết sau mới được cho vào lớp. Lúc đó, hắn tranh thủ ăn sáng ở căn tin và nghĩ cớ nào để dối cô giáo nếu bị hỏi vì sao đi học muộn và làm thế nào để cô không báo về phụ huynh.
Đến tiết hai, cô giáo yêu cầu cả lớp làm bài kiểm tra 15 phút. Hắn thở dài ngao ngán không hiểu hôm nay sao mình đen thế. Hắn bịa lí do viết vào bài rằng thì mà là tối hôm qua phải ra sân bay đón người nhà, máy bay trễ giờ nên khuya mới về nhà, không kịp học bài, mong cô tha lỗi.
Đến giờ tan học, hắn bơ phờ về nhà, mẹ hỏi thì kêu mệt, đau đầu. Mẹ bảo ăn cơm rồi nghỉ nhưng kêu không ăn, chỉ muốn đi nằm. Sau đó được cô giúp việc mua phở về cho ăn, ăn ngon lắm nhưng cố ý để thừa một ít… rồi trùm chăn ngủ.
Chiều ngủ dậy lại đến lớp học thêm. Hắn tìm đến tận cuối lớp chỗ “xóm nhà lá” hay ngồi. Thầy cứ giảng việc thầy, trò cứ nói chuyện việc trò.
Chiều về ăn cơm xong cả nhà ngồi xem tivi, đang đến đoạn hay thì bố mẹ bắt lên phòng học, nhưng có học đâu, lại bắt đầu chat chit với bạn…
Đấy là một vòng tuần hoàn ác tính của bệnh lười.
>> Chán học sao, hãy nhớ 4 điều dưới đây
Theo PGS Cương, để chữa bệnh lười thì phải ý thức được mình có bệnh lười và mức độ bệnh: mới chớm hay đã đến trình độ “lười chảy thây”. Căn bệnh này chủ yếu chữa được hay không là nhờ quyết tâm của con bệnh.
Tuy nhiên cũng có những phương pháp giúp con bệnh khỏi nhanh, PGS Cương giới thiệu phương pháp Kaizen: mỗi ngày các bạn học sinh chỉ cần bỏ ra một phút vào một thời điểm nhất định để làm công việc các bạn lười nhất, ngại nhất. Một phút hết là thôi không làm việc đó nữa. Quan trọng là ngày nào cũng phải làm và làm đúng giờ qui định.
Sau một thời gian khi đã quen với nhịp điệu đó thì đó có thể coi là bước đầu thành công vượt qua sự lười biếng. Rồi sau đó có thể tăng thời gian từ 1 phút lên 5 phút, 10 phút hoặc hơn.
Các phụ huynh cũng có thể giúp đỡ các bạn teen chữa bệnh lười bằng cách “quản” các bạn học hành.
Cha mẹ có thể bắt đầu với chương trình Học tốt dành cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 9. Trong chương trình Học tốt, cha mẹ có thể nhìn vào thanh quá trình học để xem mức độ hoàn thành bài tập của con em nhà mình như thế nào. Sau khi các bạn làm bài kiểm tra hoặc bài thi thử thì phụ huynh sẽ nhận được mail thông báo kết quả đều đặn về hòm thư điện tử.
Từ đó các phụ huynh có thể biết được mức độ chăm chỉ của con mình như thế nào.
Nhân dịp khai giảng, HOCMAI xin gửi đến các bạn chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhất trong năm:
Thông tin chi tiết mời các bạn CLICK BANNER hoặc để lại số điện thoại để được tư vấn.
Quà đặc biệt CHÀO KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI
Thể lệ:
|