5 mẹo đơn giản giúp bạn nhớ lâu, nhớ sâu

Nếu bạn đang thắc mắc không hiểu tại sao bạn học thì nhiều mà nhớ được lại chẳng bao nhiêu thì chắc chắn vấn đề nằm ở phương pháp học đó. Vậy cần phải học như thế nào mới hiệu quả? Câu trả lời chính là 5 mẹo đơn giản dưới đây.

1.Tập trung cao độ

90% học sinh đều mắc những sai lầm dưới đây: ăn khi đang học, vừa học vừa chơi, vừa học vừa lướt facebook, giờ học Hóa thì lôi bài tập Toán ra làm,… Có lẽ bạn không biết rằng bí quyết để học ít mà nhớ lâu đó chính là tập trung cao độ, giờ nào việc nấy. Đừng nghĩ rằng những thói quen trên giúp bạn tiết kiệm thời gian. Nếu bạn muốn học ít mà nhớ lâu thay vì học “trâu” mà rơi rụng hết thì phải thay đổi ngay đi. Hãy bắt đầu từ việc trong giờ học tập trung nghe giảng, không phân tán tư tưởng lung tung, giờ nào việc nấy, giờ Toán học Toán, giờ Văn học Văn…Làm được những điều trên bạn sẽ ngạc nhiên vì khối lượng kiến thức thu nhận được cho mà xem.

2.Xâu chuỗi kiến thức đã học

Thay vì học những phần kiến thức nhỏ rời rạc, bạn hãy sâu chuỗi kiến thức thành một mắt xích có liên quan đến nhau. Với những kiến thức mới có liên quan đến kiến thức cũ thì đơn giản rồi đúng không nào, nhưng nếu bạn học kiến thức mới chẳng có liên quan gì đến những phần đã học thì cũng cố ghi nhớ chúng thành mắt xích liên quan dù có thể là… phi logic.

tuong-tuong-trong-khi-hoc
Hãy để cho trí tưởng tượng của bạn bay xa trong quá trình học

Chẳng hạn, có một thí sinh nữ đã xây dựng thành công câu chuyện gồm 80 từ vựng cần học thuộc. Cô hình dung mình đang ở trên một hòn đảo và tại đó chỉ có một chiếc giường. Tiếp theo, cô tưởng tượng có rất nhiều người cũng ở đó, người thì ngồi trên một chiếc ghế dài và ăn bánh mỳ, người thì ngủ trên cây, người thì chơi đùa với cá sấu và người thì sợ hãi một con ruồi…. Cứ như thế cô ấy đã vẽ ra cho mình một câu chuyện có sự đóng góp của tất cả 80 từ vựng cần học thuộc.

3.Học theo sơ đồ tư duy

Thay vì cách học thuộc truyền thống, hãy thử phương pháp sơ đồ tư duy. Để tạo ra một sơ đồ tư duy hoàn hảo, các bạn hãy làm theo các bước sau: đầu tiên cần xác định chủ đề kiến thức chung và phổ quát nhất, lấy nó là trung tâm. Từ đó, vẽ ra các nhánh nhỏ với các đặc điểm theo nhiều tầng, lớp khác nhau. Ở mỗi nhánh bạn lại sử dụng những từ khóa quan trọng để ghi lại, tạo ra sự logic, liền mạch nhưng đồng thời cũng rất sinh động, dễ hình dung khi kết hợp với hình vẽ, màu sắc. Với cách làm này, học sinh có thể tiết kiệm từ 60-80% thời gian học thuộc lòng bài trước mỗi kỳ thi.

Sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập
Sơ đồ tư duy – bí kíp ưu việt giúp bạn học đâu nhớ đó

4.Học đi đôi với hành

Chỉ học lý thuyết mà không được thực hành sẽ khiến bạn thấy kiến thức thật nặng nề và việc bạn ghi nhớ sẽ mang tính máy móc. Giải pháp dành cho bạn là thực hành mọi lúc có thể. Với môn Toán thì luyện thật nhiều bài tập, với môn Hóa thì tạo mọi cơ hội để thực hành thí nghiệm phản ứng. Nếu không có cơ hội  được làm trực tiếp hãy xem gián tiếp trên youtube hoặc bất kỳ kênh khoa học nào. Việc này sẽ giúp bạn nhớ lâu và hiểu bản chất hơn đấy.

5.Nghiêm khắc với bản thân

Những cuộc hẹn bạn bè, những buổi sáng ngủ nướng, những tác động từ ngoại cảnh… khiến bạn luôn chểnh mảng việc học hành, không chiến thắng được sự lười biếng của bản thân. Bởi thế, đừng chỉ nói miệng, đừng chỉ là những kế hoạch trên giấy tờ… cần phải tự giác, nghiêm túc và nghiêm khắc với chính mình trong việc thực hiện kế hoạch học hành. Chỉ có như vậy bạn mới có thể hoàn thành trọn vẹn bộ “bí kíp” học đâu nhớ đấy!

 

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!