Quan niệm sai lầm: “Việc học là của riêng con”

Sau  khi đọc bức thư của em học sinh lớp 8 ngày hôm qua, chắc hẳn nhiều người đều có thể nhìn thấy rằng áp lực học tập đã quá đè nặng lên vai em. Trong xã hội ngày nay, trường hợp đó còn rất nhiều, chữ học đã trở thành nỗi ám ảnh, nỗi sợ của nhiều học sinh.

Nguyên nhân nỗi sợ chữ “học”

Con  không sợ chữ học ngay từ khi tiếp xúc. Đa số các con cảm thấy thích thú với điều mới mẻ và yêu thích việc đi học khi còn ở cấp tiểu học. Tuy nhiên khi bước chân lên khối THCS, lượng kiến thức ngày một nhiều, ngày một khó mà không có sự định hướng đúng đắn của cha mẹ, người lớn sẽ khiến các em hoang mang, lo sợ. Nhiều gia đình khi con lên cấp 2 vì tâm lý không dạy được con, kiến thức đã khó hơn Tiểu học nên cho con đi học thêm để lấy kiến thức. Song, việc học thêm tràn lan làm các con mệt mỏi, không tiếp thu được kiến thức tốt nhất. Sáng học trên trường, chiều học thêm ca 1, ca 2 tối lại học thêm ca nữa, thời gian nghỉ ngơi cho con không biết được dùng vào lúc nào. Chưa kể việc giải quyết hết số bài tập của mỗi ca học càng khiến các con mệt mỏi hơn, sợ học hơn.

Bên cạnh đó, việc ganh đua học tập không chỉ diễn ra ở các con với nhau mà ngay cả các ông bố bà mẹ cũng vậy. “Hôm nay được mấy điểm hả con? Tại sao bạn A cao điểm trong khi con đi học thêm hơn nó?…” Những câu hỏi của bố mẹ chính là nguyên nhân gây nên tư tưởng lúc nào cũng sợ sệt lo lắng trước điểm số. Áp lực thành tích, áp lực điểm số đè nặng  lên vai đứa trẻ.

Việc học không phải của riêng con
Việc học không phải của riêng con

Việc học là của riêng con

Với tư tưởng thành tích, điểm số cao, nhiều cha mẹ cho con đi học thêm là phó mặc con cho chính lớp học thêm, cho thầy cô giảng dạy. Cha mẹ không quan tâm đến con học thế nào, giải quyết bài tập như nào và kiến thức có tiếp thu được hay không. Cho con đi học thêm tức là được các thầy cô giảng dạy kỹ lưỡng, ôn luyện sát kiến thức để thi đạt điểm cao, việc học còn lại chỉ là của con, cha mẹ không can thiệp. Chính vì vậy, cha mẹ không thể biết được con học ra sao, không biết kiến thức con học là gì, có phù hợp với con không.

Với con cấp 2 vẫn còn thói quen được cha mẹ kèm cặp, cùng học nên việc để con tự học ngay từ đầu và phó mặc cho học thêm làm con hoang mang. Một lượng kiến thức lớn, một chuỗi các ca học, một gánh nặng điểm số, thành tích …làm sao con có thể một mình giải quyết được?

Cha mẹ hãy cùng con học tốt mỗi ngày

Thực chất việc học để con tự giác là cách tốt nhất. Tuy nhiên cha mẹ đừng áp đặt thành tích, điểm số cho con. Hãy để con tự tiếp thu kiến thức tự nhiên nhất và quan tâm hàng ngày xem con yếu kém môn nào, khá giỏi môn nào để cùng con tìm cách học tập tốt nhất. Học thêm không phải con đường duy nhất giúp con học tốt. Phó thác cho việc đi học thêm là sự lơ là chểnh mảng khiến con lo sợ học tập. Cha mẹ hãy coi việc học cùng con là cách giúp con học tốt mỗi ngày. Ngay tại nhà cha mẹ hãy cùng con ôn luyện kiến thức, cùng con giải quyết vấn đề học tập. Làm bạn học cùng con sẽ giúp con học tốt hơn. Đừng tạo cho con áp lực học tập ngay từ nhỏ, kết quả sẽ không như bạn mong muốn. Hãy là những ông bố, bà mẹ thông minh trong phương pháp dạy con học tốt.

 

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!