Tuyển sinh ở Hà Nội: Vào lớp 10 khó hơn thi đại học

Kỳ thi vào lớp 10 luôn khiến các bậc phụ huynh và học sinh căng thẳng bởi nhiều yếu tố như sau:

1. Phụ thuộc vào chỉ tiêu tuyển sinh

Chỉ tiêu tuyển sinh của từng thành phố nói chung và từng trường nói riêng biến động theo từng năm. Chẳng hạn năm 2016 vừa qua, chỉ tiêu tuyển sinh ở Hà Nội tụt 4000 so với năm 2015. Nguyên nhân giảm chỉ tiêu, theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội là do số học sinh lớp 9 năm nay ít hơn năm trước, đồng thời Hà Nội cũng đang triển khai chủ trương giảm số học sinh trong mỗi lớp tại các trường công lập để đáp ứng yêu cầu chuẩn quốc gia.

Lấy ví dụ năm học 2016-2017: toàn thành phố Hà Nội có khoảng 81.500 học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) nhưng số lượng chỉ tiêu vào hệ trung học phổ thông (THPT) chỉ có 67.500 học sinh (năm 2015 là 72.110 học sinh), trong đó hệ công lập là 53.000.

Tỷ lệ cạnh tranh cao và khó lường sẽ khiến các học sinh có lực học trung bình-kém phải vào các trường giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục trường xuyên.

2. Học sinh phải đăng ký theo khu vực

Khác với thi ĐH, việc tuyển sinh lớp 10 THPT công lập được chia thành 12 khu vực tuyển sinh theo địa giới hành chính quận, huyện, thị xã. Học sinh chỉ có thể đăng ký 2 nguyện vọng trong cùng một khu vực. Các em cũng có thể thay đổi khu vực tuyển sinh, nhưng phải có đơn xin đổi khu vực tuyển sinh và phải chọn nguyện vọng dự thi vào các trường trong khu vực mình đã đăng ký. Chính vì giới hạn này khiến tỷ lệ chọi thực sự trở nên cao và khó lường hơn, đồng thời học sinh có học lực từ khá trở xuống cũng không dám đăng ký vào các trường hàng đầu của khu vực đó vì điểm chuẩn rất cao. Một lựa chọn khác là phụ huynh có thể đăng ký cho con học các trường THPT dân lập, tuy nhiên những trường này hoặc học phí cao, hoặc chất lượng dạy không đảm bảo.

3. Vào lớp 10 THPT thực sự quan trọng

Sau khi tốt nghiệp THPT, học sinh có rất nhiều lựa chọn bởi Bộ Giáo dục&Đào tạo đã chính thức bỏ “điểm sàn” giúp học sinh “sáng cửa” vào các trường ĐH hơn. Nếu không học ĐH, học sinh có thể lựa chọn học Cao đẳng, Trung cấp dạy nghề…Tuy nhiên nếu không thể vào THPT, học sinh vẫn sẽ có lựa chọn khác như học nghề, học bổ túc…nhưng chặng đường sẽ chông gai hơn nhiều.

Vậy: Giải pháp nào cho phụ huynh, học sinh?

Áp lực luôn xuất hiện trong mọi kỳ thi và cách duy nhất giúp học sinh tự tin đối diện với nó là luôn học chắc kiến thức, đồng thời phải biết “liệu cơm gắp mắm” chọn trường phù hợp với năng lực của mình.

Phụ huynh cũng nên động viên con kịp thời, chăm lo đến sức khỏe, bữa ăn…của các em để học sinh có đủ sức khỏe trong thời gian ôn thi. Cũng đừng gây áp lực cho các em bởi yếu tố tâm lý sẽ ảnh hưởng đến các em khi làm bài.

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!