5 bước để ‘ẵm trọn’ điểm lý thuyết môn Sinh học

Phần lý thuyết luôn dễ lấy điểm hơn bài tập, hơn nữa từ năm nay chỉ có 50 phút cho 40 câu hỏi. Vì vậy, nếu teen làm phần lý thuyết nhanh, gọn, chính xác, sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian dành cho các câu bài tập đấy. Xem ngay 5 bước ‘ẵm trọn’ điểm lý thuyết môn Sinh học trong bài viết dưới đây nhé!

Thầy Nguyễn Thành Công (THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội) chia sẻ: “Sách giáo khoa là công cụ quan trọng bậc nhất để học lý thuyết, các em nên có cả hai cuốn SGK và SBT cơ bản và nâng cao (trong hai cuốn SBT có nguồn câu hỏi trắc nghiệm giúp các em nhớ kiến thức rất tốt). Cần kiên trì học lý thuyết theo kiểu mưa dầm thấm lâu”.

Thầy tin rằng nếu làm theo 5 bước dưới đây, các em sẽ có thể nắm chắc điểm phần lý thuyết trước khi tập trung lấy điểm câu bài tập khó.

Bước 1: Chia kiến thức thành các chuyên đề nhỏ

Việc chia nhỏ kiến thức giúp dễ dàng học theo từng chuyên đề một, tránh phải học một lượng kiến thức ôm đồm quá nhiều. Các em có thể chia thành các chuyên đề như dưới đây:

  • Di truyền học phân tử (ADN, ARN, Protein – cấu trúc và chức năng, gen và mã di truyền,   các cơ chế tự sao, phiên mã, dịch mã và điều hòa biểu hiện gen).
  • Di truyền học tế bào (Nguyên phân, giảm phân).
  • Biến dị (Thường biến, Biến dị tổ hợp, Đột biến gen, Đột biến cấu trúc NST, Đột biến lệch bội, Đột biến đa bội).
  • Các quy luật di truyền (Menden 1 tính trạng, 2 hay nhiều tính trạng, tương tác gen, liên kết gen, hoán vị gen, liên kết với giới tính, di truyền ngoài nhân).
  • Di truyền quần thể.
  • Di truyền người.
  • Di truyền học ứng dụng và kỹ thuật chọn, tạo giống…

Bước 2: Học từng phần kiến thức nhỏ theo tiến trình

Khi đã có hệ thống các chuyên đề, các em tiến hành học từng phần kiến thức một, theo tiến trình sau:

1. Đọc hiểu, dùng bút nhớ đánh dấu vào các từ khóa quan trọng nhất.

2. Tóm tắt các nội dung chính vào vở tự học, chỗ nào chưa hiểu thì mở lại sách giáo khoa xem lại – đây là lần thứ 2 đưa kiến thức vào não bộ của mình.

3. Tiến hành đánh giá kiến thức đó bằng việc vẽ một sơ đồ tư duy cuối bài để khái quát hóa lại kiến thức – đây là lần thứ 3 giúp ghi nhớ kiến thức.

Bước 3: Tự trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

Sau khi đã nắm chắc kiến thức, các em nên tự trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong sách bài tập, sách tham khảo, sau đó so sánh đáp án và tự chấm điểm cho mình.

Kiểm tra lại những câu bị sai và tìm ra nguyên nhân sai ở đâu, sai do không nhớ kiến thức hay sai do chưa hiểu kiến thức và đọc lại vấn đề. Sau quá trình tự kiểm tra này, các em sẽ rút được nhiều kinh nghiệm cho quá trình làm bài thi.

Bước 4: Liên kết các nhóm kiến thức tạo thành một hệ thống

Sau mỗi nhóm kiến thức, các em cần phải liên kết chúng lại để tạo thành một hệ thống kiến thức.

Ví dụ: Di truyền học phân tử phải thấy được:

  • Mối tương quan giữa cấu trúc và chức năng của ADN, ARN, gen, protein, tính trạng.
  • Sự giống nhau, khác nhau giữa quá trình tự sao, phiên mã, dịch mã và quá trình điều hòa biểu hiện gen.

Những câu hỏi lý thuyết so sánh/phân biệt đòi hỏi nắm chắc các mối liên hệ như trên ví dụ.

5 bước ẵm trọn điểm phần lý thuyết môn Sinh học

Thầy Nguyễn Thành Công và thầy Đinh Đức Hiền

Bước 5: Học ngay và luôn

Khi đã biết 4 bước quan trọng ở trên rồi, các em cần phải làm thêm một bước quyết định: Học ngay và luôn. Thời gian không chờ đợi ai đâu khi kỳ thi THPT QG sắp đến rồi.

Để giúp các em có sự chuẩn bị tốt nhất, tiến nhanh và xa hơn trong việc ôn luyện thi THPT, thầy và thầy Đinh Đức Hiền đã xây dựng khóa học duy nhất ôn lại toàn bộ kiến thức trọng tâm 11 và dạy sớm kiến thức 12, cùng tìm hiểu TẠI ĐÂY nhé! Chuẩn bị càng sớm và càng kỹ, các em sẽ càng tạo được ưu thế và sự tự tin cho mình!845x300 (25)

Xem thêm

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!